Từ 30/7 - 3/8, gần 170 triệu cổ phiếu sẽ lên sàn

Tuần mới từ 30/7 đến 3/8/2018 sẽ có 5 doanh nghiệp đưa tổng cộng hơn 167 triệu cổ phiếu lên sàn, trong đó có 3 doanh nghiệp sẽ lên niêm yết trên HoSE.
Từ 30/7 - 3/8, gần 170 triệu cổ phiếu sẽ lên sàn

Cụ thể, SAGN chào sàn HoSE với giá tham chiếu 140.000 đồng/cổ phiếu

CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) được chấp thuận niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán SGN. Ngày giao dịch đầu tiên 1/8/2018 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 140.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa ngày lên sàn của SAGS rơi vào khoảng 3.360 tỷ đồng.

Trước đó hơn 14 triệu cổ phiếu SGN chính thức giao dịch trên Upcom từ ngày 10/12/2015 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 50.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay sau hơn hai năm rưỡi lên sàn, SAGS đã tăng vốn điều lệ lên gần 240 tỷ đồng, và giá giao dịch đã tăng 180%. SGN đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom ở mức giá 146.000 đồng/cổ phiếu.

Tính đến 27/4/2018 SAGS có 3 cổ đông lớn trong đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP sở hữu 48,01% vốn; Chứng khoán Sài Gòn sở hữu 14,96% vốn và CTCP đầu tư khai thác cảng sở hữu 12,79% VĐL.

Cổ phiếu SCS tăng gấp 3 lần sau 1 năm Saigon Cargo Service giao dịch trên Upcom

Một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không khác cũng quyết định từ dã sân chơi Upcom để lên niêm yết trên HoSE là CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Service). Công ty đã được chấp thuận niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán SCS. Ngày giao dịch đầu tiên 3/8/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 174.105 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa ngày lên sàn của SCSC rơi vào khoảng 8.700 tỷ đồng.

Saigon Cargo Service vừa lên giao dịch trên Upcom từ 1 năm trước, ngày 12/7/2018 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 52.000 đồng/cổ phiếu. Sau 1 năm lên sàn, giá cổ phiếu SCS đã tăng gấp 3 lần.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng mạnh những năm gần đây. Trong đó mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận chính là khai thác nhà ga.

Về tình hình kinh doanh, hiện SCSC đang cung cấp dịch vụ khai thác ga hàng hóa, cho thuê sân đậu máy bay và cho thuê văn phòng và bãi đỗ xe. Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ gia tăng như khai thuê hải quan, nhận và chuyển hàng miễn thuế và thức ăn bán trên máy bay cho khách hàng Vietjet.

Kết quả kinh doanh riêng quý 1/2018 doanh thu đạt 147,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt trên 91 tỷ đồng. Trong khi đó kế hoạch cả năm 2018 của SCSC là 694 tỷ đồng doanh thu và 413,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Mục tiêu năm 2019 hướng tới mức lợi nhuận sau thuế gần 497 tỷ đồng.

Bia Sài Gòn Miền Trung cũng chuyển sang niêm yết trên HoSE

CTCP Bia Sài Gòn Miền Trung đã được chấp thuận niêm yết toàn bộ 29.846.648 cổ phiếu trên HoSE với mã chứng khoán SMB. Ngày giao dịch đầu tiên 3/8/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 31.300 đồng/cổ phiếu.

Để "chào mừng" ngày chuyển sàn, Bia Sài Gòn Miền Trung vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm với mức tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.

Cụ thể, riêng trong quý 2 SMB đạt 393 tỷ đồng doanh thu – là mức doanh thu kỷ lục công ty đạt được trong một quý. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 doanh thu thuần đạt 700 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế đạt 75 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với nửa đầu năm ngoái và đã hoàn thành 82% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận chính của công ty đến từ việc tiêu thụ bia các loại.

Về cơ cấu cổ đông trước khi chuyển sàn, tính đến 15/3/2018 SMB có 4 cổ đông lớn nắm giữ 55,46% vốn điều lệ, trong đó Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn sở hữu 32,22% vốn; CTCP Thương mại Địa ốc Việt sở hữu 12,55% vốn; Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Phú Yên sở hữu 5,37% và một cổ đông ngoại là Capital Shine Limited sở hữu 5,32% vốn.

Cái tên lạ Chứng khoán Invest lên sàn thực ra là "người quen cũ" của các nhà đầu tư

Sở GDCK Hà Nội đã chấp thuận cho CTCP Chứng khoán Invest được đăng ký giao dịch toàn bộ 60 triệu cổ phiếu trên Upcom với mã chứng khoán EVS. Ngày giao dịch đầu tiên 1/8/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.000 đồng/cổ phiếu.

Dù nghe tên rất lạ, nhưng bản thân doanh nghiệp lại không hề lạ với nhà đầu tư bởi Chứng khoán Invest chính là Chứng khoán Đại Dương vừa "thay tên đổi họ". Việc "lột xác" của Chứng khoán Đại Dương cũng vừa hoàn thành hồi tháng 3/2018 – chỉ 4 tháng trước khi công ty đưa cổ phiếu lên sàn. Không những thay tên, Chứng khoán Invest cũng thay luôn cả bộ nhận diện thương hiệu.

Chứng khoán Đại Dương (OCS) được xem là khá quen thuộc với các nhà đầu tư bởi nó gắn liền với "dòng họ" nhà Ocean và ông Hà Văn Thắm.

Về cơ cấu cổ đông, tính đến 4/6/2018 Chứng khoán Everest có 9 cổ đông lớn nắm giữ 79,03% vốn điều lệ công ty, trong đó có 1 tổ chức duy nhất là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, nắm giữ 5,5% VĐL. Số còn lại do 8 cá nhân sở hữu trong đó phần lớn là các lãnh đạo công ty - trong đó riêng Chủ tịch HĐQT công ty sở hữu 10% VĐL.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2018 và những năm tiếp theo, Chứng khoán Everest dự kiến tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2018, lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2019 và mục tiêu tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đến năm 2020. Về kế hoạch kinh doanh, dự kiến năm 2018 lãi sau thuế 48 tỷ đồng, và tăng lên thành 258 tỷ đồng trong năm 2019, ước tính năm 2020 lãi sau thuế trên 493 tỷ đồng.

Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTX)

CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh được chấp thuận đăng ký giao dịch 3,45 triệu cổ phiếu trên Upcom với mã chứng khoán PTX. Ngày giao dịch đầu tiên 30/7/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu.

CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh tiền thân là Xí nghiệp Vận tải xăng dầu thuộc công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh, thành lập tháng 10/2000 với vốn điều lệ ban đầu 7,5 tỷ đồng. Lần gần đây nhất, năm 2017, công ty tăng vốn điều lệ lên 34,5 tỷ đồng như hiện nay.

Về cơ cấu cổ đông trước khi lên sàn, tính đến 26/1/2018 công ty có 1 cổ đông lón là Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex sở hữu 51% vốn.

Nguồn: Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...