Tương lai “sáng” đang đến với DAP - VINACHEM và ngành phân bón

Sau 6 quý liên tục thua lỗ, DDV vừa qua đã cho thấy những tia sáng đầu tiên trong bức tranh lợi nhuận 2017. Những tín hiệu tích cực từ DDV liệu có là điềm báo chung cho toàn ngành phân bón trong nửa c
Tương lai “sáng” đang đến với DAP - VINACHEM và ngành phân bón

1 năm rưỡi chìm trong thua lỗ cùng thị trường phân bón

Cơn “ác mộng” bắt đầu đến với CTCP DAP - VINACHEM (UPCoM: DDV) vào đầu năm 2016, trong lúc toàn ngành phân bón đang ở trạng thái bão hòa, dư cung và các nhà sản xuất trong nước phải gồng mình cạnh tranh với phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc.

Không nằm ngoài bối cảnh chung, DDV đã phải thực hiện một loạt các biện pháp kích cầu nhằm tăng tiêu thụ phân bón của Công ty bao gồm việc tăng chiết khấu thương mại, tăng chi phí bán hàng, đẩy mạnh quảng bá tại các cửa hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, tuy nhiên kết quả sản lượng vẫn liên tục sụt giảm.

Trong cả 4 quý của năm 2016, DDV đều ghi nhận lỗ ròng, trong đó 3 quý cuối năm lỗ trên trăm tỷ đồng. Cả năm 2016, DDV chỉ đạt doanh thu thuần 1.259 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ 2015 và lỗ ròng gần 470 tỷ đồng, trong khi năm trước có lãi 49 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm 2017, mặc dù kết quả kinh doanh có phần cải thiện tuy nhiên, những khoản thua lỗ vẫn tiếp tục “đeo bám” DDV. Doanh thu thuần trong 6 tháng 2017 đạt 919 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, nhưng DDV vẫn lỗ ròng hơn 54,7 tỷ đồng.

Theo đó, tính đến 30/06/2017, DDV có khoản lỗ lũy kế gần 521 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 945 tỷ đồng, (vốn điều lệ DDV ở mức 1.461 tỷ đồng).

Mặt khác, không chỉ bản thân nhận “đau xót” từ hoạt động kinh doanh mà DDV còn gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp góp vốn vào đơn vị này, trong đó có MHC, QBS.

Với CTCP MHC (HOSE: MHC), năm 2016, doanh nghiệp này phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán tới gần 32 tỷ đồng, trong đó riêng khoản đầu tư vào DDV trích lập tới hơn 21 tỷ đồng. Điều này kéo tụt lãi ròng của MHC giảm 46%. Tương tự như MHC, QBS cũng chịu lỗ ròng trong quý II và quý IV, do trích lập dự phòng khoản đầu tư vào DDV, lợi nhuận ròng 2016, giảm 85% xuống còn 12 tỷ đồng.

Những tia sáng le lói trong nửa cuối 2017

Vừa qua, DDV đã công bố báo cáo tài chính quý III/2017 với khoản lãi bất ngờ. Cụ thể, DDV ghi nhận doanh thu thuần 1.368 tỷ đồng, tăng 63% so với quý III/2016. Theo đó, trừ các chi phí, DDV có lãi ròng hơn 8,4 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với số lỗ ròng gần 112 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu 2017, DDV vẫn đang lỗ ròng hơn 32 tỷ đồng, giảm đáng kể so với khoản lỗ ròng hơn 324 tỷ đồng trong 9 tháng 2016. Khoản lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 9/2017 ở mức 498 tỷ đồng.

Có được những tín hiệu khởi sắc trong quý III, DDV tiếp tục đặt những kết quả lạc quan trong quý IV/2017. Cụ thể, DDV dự kiến tổng doanh thu quý IV đạt 620 tỷ đồng, tăng trưởng 49% so với cùng kỳ. Lợi nhuận dự kiến đạt 35 tỷ đồng, lột xác so với khoản lỗ ròng 146 tỷ đồng (quý IV/2016).

Không chỉ riêng với DDV, thực tế ngành phân bón nói chung đã bắt đầu có những tín hiệu “vực dậy” từ giữa năm 2017.

Trên thị trường giá cả các loại phân bón Ure, DAP đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời kỳ giảm dài. Theo thống kê từ FAO, bình quân giá phân bón Ure thế giới đã tăng đến 10% so với mức đầu năm.

Tại thị trường trong nước, giá chào bán Ure hiện tăng bình quân khoảng 15% từ đầu năm đến cuối tháng 6 và đang trong giai đoạn chững lại. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bảo vệ môi trường tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm công suất hoạt động dẫn đến nguồn cung phân bón Ure trong vụ Đông Xuân bị khan hiếm.

Bên cạnh đó, một tín hiệu tích cực khác là việc Bộ Tài chính đưa ra báo cáo định hướng Luật sửa đổi. Trong đó đáng chú ý là nội dung chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT 0%.

Như vậy các doanh nghiệp sẽ có thể hoàn thuế GTGT đầu vào (nếu ở diện không chịu thuế, doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế), dẫn đến tiết giảm được chi phí sản xuất, từ đấy cải thiện được kết quả hoạt động kinh doanh.

Cùng cần đề cập rằng, nửa đầu 2016, DDV là doanh nghiệp duy nhất lỗ ròng “bết bát” trong ngành phân bón. Như vậy, từ những tín hiệu tích cực từ DDV trong ngành, hoàn toàn có thể kỳ vọng một kết quả khởi sắc của doanh nghiệp phân bón trong nửa cuối của năm 2017.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá DDV đã tăng 48% từ mức thấp nhất vào tháng 7/2017, và hiện đang dừng ở mức 8.300 đồng/cp (phiên 18/10).

>> DAP - VINACHEM đã có lãi sau 6 quý liên tục thua lỗ

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...