Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nguy cơ vỡ tiến độ vì thiếu vốn

Trao đổi với báo chí, ông Lê Nguyễn Minh Quang - Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP. HCM, cho hay, số tiền nợ nhà thầu thi công tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên khoảng 1.300 tỷ đồng đến nay vẫn c
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nguy cơ vỡ tiến độ vì thiếu vốn

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nguy cơ chậm tiến độ

UBND TP. HCM đã có nhiều lần giải trình với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc phân bổ vốn từ tháng 9/2016 nhưng đến nay chưa đi đến thống nhất.

Trước tình hình đó, đầu năm 2017, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP. HCM đề xuất được Thành phố tạm ứng ngân sách 900 tỷ đồng để chủ đầu tư trả tiền nhà thầu thanh toán cho công nhân về quê ăn tết.

Sau đó, Ban quản lý dự án tiếp tục có 5 văn bản liên tiếp gửi các Bộ liên quan. Lãnh đạo UBND TP. HCM cùng đại diện Ban quản lý dự án đường sắt gặp và làm việc với các bộ liên quan nhưng tới nay vẫn chưa có cách giải quyết.

“Việc chậm giải ngân vốn ODA làm ảnh hưởng đến tiến độ do nhà thầu thông báo ngừng thi công nếu không được thanh toán. Họ cũng đã gửi thư yêu cầu thanh toán chi phí chậm trễ, nếu họ ngừng thì sẽ là chuyện lớn vì lúc đó phải giải quyết bằng tranh chấp hợp đồng và liên quan tới khiếu kiện nhà thầu. Khi đó chẳng những ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà uy tín của chủ dự án, ảnh hưởng tới hình ảnh Việt Nam”, ông Lê Nguyễn Minh Quang nói và cho biết, nếu tình trạng này kéo dài rất khó thực hiện đúng tiến độ đã giao.

Ông Quang thông tin thêm, việc thanh toán vốn ODA từ Nhật Bản chậm chỉ vì thủ tục nội bộ, không có tiền thanh toán dẫn đến cơ quan viện trợ của Nhật rất bức xúc. 

Đến ngày 28/4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản chấp thuận đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nhưng kế hoạch phân bổ vốn của năm 2017 vẫn chưa được thực hiện.

Trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xem xét chấp thuận bổ sung kế hoạch vốn ODA cho 2 dự án gồm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và dự án cải tạo môi trường nước thành phố lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) là 7.009 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến chỉ phân bổ 3.500 tỷ đồng.

Theo UBND TP. HCM, vốn ODA bố trí như vậy không đáp ứng nhu cầu giải ngân của hai dự án.

Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012. Dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP. HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP. HCM, tất cả hạng mục đều đã triển khai và hoàn thiện đạt 36%./.

Theo Kiều Linh/Vneconomy 

>> Vingroup, Xuân Thành đề xuất tham gia xây metro tại Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…