UPCoM sắp bớt “vàng thau” lẫn lộn

Sau thời gian phân tách bảng thành UPCoM Premium và bảng Cảnh báo nhà đầu tư, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đang có kế hoạch phân bảng UPCoM theo tiêu chí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp
UPCoM sắp bớt “vàng thau” lẫn lộn

Hai đại gia Vietnam Airlines và Vinatex cùng chào sàn UPCoM một ngày (ngày 3/1/2017)

Gắn kết hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với lên sàn, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp đã IPO cách đây nhiều năm nhưng chưa niêm yết nay phải đưa cổ phiếu lên sàn, đã và đang làm cho số lượng các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM tăng nhanh từ giữa năm 2016 đến nay. Hiện trên sàn này có hơn 500 doanh nghiệp, xấp xỉ tổng lượng doanh nghiệp đang niêm yết trên cả HNX và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). 

Với tốc độ thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn UPCoM như hiện tại, lượng doanh nghiệp trên sàn này nhiều khả năng đến cuối năm nay sẽ vượt con số gần 700 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE và HNX.

Không chỉ lượng tăng nhanh, chất lượng các doanh nghiệp trên UPCoM gần đây có sự cải thiện rõ nét, khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp quy mô nghìn tỷ đồng và là những công ty đầu ngành như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HVN), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT)…

Sự xuất hiện của các mặt hàng “khủng” đã thu hút dòng tiền đầu tư mới, trong đó có cả từ khối ngoại. Thông tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, gần đây, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm giải ngân vào các cổ phiếu chất lượng mới lên sàn UPCoM. Điều này thể hiện qua giá trị mua ròng cổ phiếu trên UPCoM của khối ngoại trong 2 tháng đầu năm đạt 13 triệu USD.

Lượng doanh nghiệp lên sàn UPCoM tăng nhanh, nên việc phân bảng thành UPCoM Premium và bảng Cảnh báo nhà đầu tư chưa giúp ích nhiều cho nhà đầu tư trong nhận diện, theo dõi thông tin, cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tốt.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HNX cho biết, Sở đang triển khai rà soát, tính toán để chia lại bảng UPCoM theo tiêu chí vốn chủ sở hữu, nhằm tạo ra nhiều phân bảng chi tiết hơn, giúp nhà đầu tư dễ dàng trong tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu có chất lượng.

Theo đó, HNX đang tính toán để phân tách các cổ phiếu trên UPCoM thành 4 bảng (thay vì 2 bảng như hiện tại): Bảng các doanh nghiệp quy mô lớn, có vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng; Bảng các doanh nghiệp quy mô trung bình, có vốn từ 120 - 1.000 tỷ đồng; Bảng các doanh nghiệp quy mô nhỏ, có vốn từ 10 - 120 tỷ đồng và Bảng cảnh báo nhà đầu tư.

“Tiêu chí vốn chủ sở hữu phản ánh tương đối chuẩn xác hiện trạng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp nên dựa vào đây để phân tách thành các bảng là khá tin cậy, giúp nhà đầu tư nhận diện về sức khỏe doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư”, ông Long nói.

Đại diện HNX cũng cho biết, theo tiêu chí vốn chủ sở hữu, trong số hơn 500 doanh nghiệp đang đăng ký giao dịch trên UPCoM, thì bảng doanh nghiệp quy mô lớn có vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 5%, bảng doanh nghiệp quy mô trung bình có vốn từ 120 - 1.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 35%, bảng các doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn từ 10 - 120 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 48%. Bảng cảnh báo nhà đầu tư chiếm tỷ lệ 12%.

Việc rà soát, tính toán để triển khai phương án phân bảng trên UPCoM đang được HNX nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nên ông Long cho hay, dự kiến đầu tháng 5 tới, HNX sẽ đưa vào vận hành. Việc UPCoM thành công trong phân bảng doanh nghiệp theo tiêu chí vốn chủ sở hữu sẽ là sàn đầu tiên trong số 3 sàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam phân bảng theo tiêu chí này và dự kiến sẽ giúp nhà đầu tư có thêm một chỉ báo để xem xét đầu tư.

Ngoài ra, việc phân theo cách mới cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch tại UPCoM, hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa cũng như giải quyết tình trạng nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhiều năm nhưng chưa đưa cổ phiếu lên sàn.    

Theo Hữu Hòe/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Ông Dương Văn Bắc, tân Tổng giám đốc Novaland

Novaland có Tổng giám đốc mới

Ông Dương Văn Bắc tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính và Ngân hàng của Trường Đào tạo Thạc sỹ Quản lý đa ngành tại Việt Nam (CFVG), có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, chuyên sâu về định giá, thị trường tài chính và tiền tệ.

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...