Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện những chính sách sửa đổi để giúp nâng hạng thị trường chứng khoán

Hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn tất dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động của công ty chứng khoán và về công bố thông tin...

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện những chính sách sửa đổi để giúp nâng hạng thị trường chứng khoán

Mới đây, tại Singapore, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội các Thị trường tài chính và Ngành chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Diễn đàn đầu tư “Từ chính sách đến thực tiễn hướng tới nâng hạng thị trường vốn Việt Nam lên thị trường mới nổi”. Diễn đàn là sự kiện quan trọng tiếp nối các hoạt động chung của Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam tại Singapore do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm Trưởng đoàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương nhấn mạnh trong ngày 6/8, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chủ trì đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng đầu tư tài chính, cũng như các doanh nghiệp phi tài chính của Singapore và khu vực. Các nhà đầu tư tài chính, các ngân hàng, các quỹ đầu tư toàn cầu đều đặt nhiều kỳ vọng vào việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi.

Theo Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam. Về giải pháp chính sách nhằm hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán, hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn tất dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động của công ty chứng khoán và về công bố thông tin.

anh-chup-man-hinh-2024-08-08-luc-102216-6128.png
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương

Dự thảo đã đăng tải công khai sau khi hoàn thiện, tiếp thu ý kiến góp ý rộng rãi các tổ chức, cá nhân trên thị trường. Hiện tại, Dự thảo vẫn tiếp tục hoàn thiện những khâu cuối cùng để trình Lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất.

“Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán luôn tiếp thu các ý kiến của thị trường, các đóng góp của các nhà đầu tư quốc tế để xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng được mong đợi của các nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi giai đoạn, bối cảnh cảnh kinh tế đều tác động đến quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trên thị trường vốn nhưng chúng tôi luôn hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường chứng khoán lâu dài", bà Vũ Thị Chân Phương nhấn mạnh.

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán cũng kỳ vọng Diễn đàn tạo điều kiện để Uỷ ban hiểu rõ hơn mong muốn của các nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó, hoàn thiện các chính sách hướng tới nâng hạng thị trường vốn Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Bà Katia Daude Goncalves, Giám đốc quốc gia của IFC phụ trách Singapore, Malaysia và Brunei Darrussalam đánh giá, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 10 năm qua và là một trong những nền kinh tế mở và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn rất tích cực với những lực đẩy như việc cải thiện cơ sở hạ tầng, sự tái định vị về chuỗi giá trị toàn cầu và sự đa dạng hóa thương mại.

photo-1723049415773-17230494160832013686866-4567.png
Bà Katia Daude Goncalves, Giám đốc quốc gia của IFC phụ trách Singapore, Malaysia và Brunei Darrussalam

Bà Katia Daude khẳng định, Việt Nam là một đối tác rất quan trọng, là một trong những quốc gia mà IFC đã tham gia hỗ trợ lâu nhất trong khu vực. IFC cũng đã cam kết tài trợ tổng cộng 19 tỷ USD cho Việt Nam, trong đó có khoảng 1 tỷ USD gần đây là cam kết về tài chính khí hậu. Trong thời gian tới, IFC sẽ tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực chính tại Việt Nam, gồm: thúc đẩy thị trường tài chính, thị trường vốn phát triển bền vững, đa dạng và toàn diện; hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn và hiện đại hoá khu vực; thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, cơ sở hạ tầng bền vững.

“Với tư cách là thành viên của Ngân hàng Thế giới, chúng tôi cam kết hỗ trợ sự phát triển của thị trường Việt Nam và khuyến khích các quý vị ở đây cùng khám phá cơ hội tăng trưởng và hợp tác bền vững trong nền kinh tế rất năng động của Việt Nam”, bà Katia Daude khẳng định.

Ông Lyndon Chao, Giám đốc điều hành Bộ phận Chứng khoán và giao dịch ASIFMA đánh giá, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn khi có tăng trưởng FDI cao, lực lượng lao động tăng trưởng với 56% dân số dưới độ tuổi 35, chỉ số chứng khoán VN-Index tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.

Để thu hút thêm vốn toàn cầu vào Việt Nam, đại diện của ASIFMA nhấn mạnh đến việc cần bảo đảm nâng hạng thị trường chứng khoán từ phân hạng quốc gia “Thị trường cận biên” lên “Thị trường mới nổi” do chính sách của nhiều công ty quản lý quỹ là không đầu tư vào thị trường cận biên.

ong-lyndon-chao-giam-doc-dieu-hanh-bo-phan-chung-khoan-va-giao-dich-asifma-8079.png
Ông Lyndon Chao, Giám đốc điều hành Bộ phận Chứng khoán và giao dịch ASIFMA

Ông Lyndon Chao cũng khẳng định sự tiếp tục hỗ trợ của ASIFMA khi nhóm công tác của ASIFMA sẵn sàng phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và VSDC trong hoàn thiện các chính sách, quy trình liên quan phục vụ việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Phiên thảo luận tại Diễn đàn các đại biểu đã cùng thảo luận về cơ hội, thách thức khi thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng, cũng như các giải pháp mà cơ quan quản lý đang triển khai để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng rất quan tâm và được chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến những chính sách dài hạn mà cơ quan quản lý sẽ thực hiện để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: 2024 là năm tạo dựng cơ sở, hướng tới nâng hạng thị trường

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, 2024 sẽ là năm tạo dựng các cơ sở cho sự phát triển thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế…

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...