Việt Nam vẫn chưa được “xướng tên” trong danh sách xem xét nâng hạng của MSCI

Như dự báo trước đó của nhiều công ty chứng khoán, Việt Nam vẫn chưa được xướng tên trong danh sách xem xét nâng hạng của Morgan Stanley Capital International MSCI)…

Việt Nam vẫn chưa được “xướng tên” trong danh sách xem xét nâng hạng của MSCI

Theo kết phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng ngày 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market).

Trong khi đó, Bulgaria đã được điều chỉnh từ "thị trường độc lập" (Standalone market) sang "thị trường cận biên" (Frontier Market). Việc có thêm 1 quốc gia mới gia nhập rổ có thể làm giảm tỷ trọng của các quốc gia khác trong chỉ số, trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu trước đó, MSCI đánh giá tiêu chí "khả năng chuyển nhượng" (Transferability) của Việt Nam đã được thay đổi từ cần cải thiện "-" sang không có vấn đề lớn "+".

“Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật mà không cần phê duyệt trước của cơ quan quản lý”, MSCI đánh giá.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường có kế hoạch giải quyết một số vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu về pre-funding và việc thiếu công bố thông tin thị trường bằng tiếng Anh. MSCI sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ của những cải cách này.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều tiêu chí cần cải thiện bao gồm: giới hạn sở hữu nước ngoài, "room" khối ngoại, quyền bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài, mức độ tự do của thị trường ngoại hối, đăng ký nhà đầu tư và thiết lập tài khoản, quy định thị trường, luồng thông tin và thanh toán bù trừ.

Thực tế, Việt Nam chưa cần phải cải thiện ngay toàn bộ 8 tiêu chí còn thiếu để được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market). Việc giải quyết trước mắt vấn đề pre-funding, tiến tới sớm vận hành hệ thống giao dịch mới, triển khai lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh… sẽ là những điểm cộng tích cực trong đánh giá của MSCI, FTSE đối với Việt Nam thời gian tới.

Trong bản báo cáo mới cập nhật, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc chuẩn hóa lại hệ thống cũng như hướng đến giải quyết những nút thắt còn vướng mắc nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam vào 2025.

Chứng khoán BSC cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dõi (Watch list) được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market) trong tương lai gần, vào tháng 6/2025.

Nếu được nâng hạng, thị trường Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn rất lớn từ các quỹ đầu tư lấy MSCI Emerging Market Index làm tham chiếu và đồng thời tái định giá thị trường với mức P/E cao hơn. Theo ước tính, vốn hóa của MSCI Vietnam Investable Market Index (MSCI Vietnam IMI) đạt 32 tỷ USD tại ngày 31/5/2024 trong khi vốn hóa MSCI Emerging IMI lên tới 7.239 tỷ USD.

Còn theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường chứng khoán Việt Nam cần giải quyết các nút thắt về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; chuẩn mực công bố thông tin của công ty đại chúng; cơ chế vận hành giao dịch để cải thiện “khả năng tiếp cận thị trường” trong mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế và gián tiếp nâng cao cơ hội nâng hạng thị trường của tổ chức MSCI.

Trong ngắn hạn, VDSC cho rằng các nút thắt về chuẩn mực công bố thông tin của công ty đại chúng và cơ chế vận hành giao dịch có thể được tháo gỡ sớm và khả thi. Cụ thể, việc áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2025 sẽ giúp tiêu chí “luồng thông tin” đến nhà đầu tư được cải thiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các chuyên viên phân tích kỳ vọng nút thắt “pre-funding” sẽ được tháo gỡ khi quá trình lấy ý kiến và hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán đang có những tiến triển khả quan. Trong khi đó, nút thắt về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ nỗ lực của nhà quản lý và cả từ phía tổ chức niêm yết.

VDSC dự báo nếu được MSCI nâng hạng, tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm 0,44% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Market Index. Điều này hàm ý sẽ có một dòng vốn khoảng 4 tỷ USD của các quỹ đầu tư ngoại tham chiếu chỉ số này rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu được thêm vào đều thuộc MSCI Vietnam IMI.

Xem thêm

VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

Năm 2024, phần lớn các ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng. Điều này là dễ hiểu dưới các áp lực cạnh tranh lãi suất, và mức độ hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế và thế giới...

Thị trường chứng khoán "nóng" cùng mùa Euro 2024

Thị trường chứng khoán "nóng" cùng mùa Euro 2024

Theo Yuanta Việt Nam, giải bóng đá châu Âu không tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam trong năm diễn ra và thậm chí thị trường chứng khoán thường tăng điểm trong các năm diễn ra giải bóng đá châu Âu...

Thị trường chứng khoán khó thoát đỉnh trung hạn 1.290 điểm

Thị trường chứng khoán khó thoát đỉnh trung hạn 1.290 điểm

Thị trường đang thiếu đi nhóm dẫn dắt để giúp VN-Index có thể bứt phá dứt khoát khỏi khu vực đỉnh trung hạn 1.290 điểm hiện tại. Mức độ phân hóa cao của thị trường đã mở ra những cơ hội trading trong ngắn hạn vào các cổ phiếu Midcap...

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...