Vì đâu Vinachem phát sinh khoản nợ khó đòi hơn 10.500 tỷ đồng?

Khoản nợ này khiến Vinachem phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định là 2.233 tỷ đồng.
Vì đâu Vinachem phát sinh khoản nợ khó đòi hơn 10.500 tỷ đồng?

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2019 gửi Quốc hội, đối với các khoản phải thu, báo cáo của công ty mẹ, tổng các khoản phải thu là 374.405 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2018. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 19.817 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2018, chiếm 5% tổng số nợ phải thu.

Góp phần lớn nhất trong tổng sợ nợ phải khó đòi kể trên là công ty mẹ Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) với 10.560 tỷ đồng.

Đây là khoản tiền Vinachem đã trả nợ vay nước ngoài của Dự án Đạm Ninh Bình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2035/VPCP-KTTH ngày 13/7/2017 về khoản vay China Eximbank của Dự án Đạm Ninh Bình nhưng Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình không thanh toán nợ cho Tập đoàn đúng hạn.

Vinachem đã phải trích lập dự phòng khoản nợ này theo quy định là 2.233 tỷ đồng.

Đạm Ninh Bình là 1 trong số 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ của Vinachem và là 1 trong số 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Theo báo cáo mới đây, Đạm Ninh Bình cùng với dự án Đạm Hà Bắc, DAP - 2 Lào Cai, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ.

Liên quan đến khoản vay tại China Eximbank Trung Quốc, trước đó, đầu năm 2017, Bộ Công Thương từng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính cân đối nguồn trả nợ khoản vay Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) của Dự án Đạm Ninh Bình do Vinachem làm chủ đầu tư. Khoản vay China Eximbank của Dự án Đạm Ninh Bình trị giá 250 triệu USD với thời hạn vay 15 năm.

Thời điểm này, Vinachem cho biết, trong 5 năm tới dòng tiền của Công ty Đạm Ninh Bình vẫn âm và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Vinachem để trả nợ.

Bộ Tài chính cho biết, việc trả nợ khoản vay Trung Quốc cần được ưu tiên hàng đầu vào Vinachem cần tập trung toàn bộ nguồn lực để ưu tiên trả nợ trước các nghĩa vụ đối với ngân hàng trong nước. Theo kế hoạch dòng tiền, Vinachem dự kiến tiếp tục trả nợ thay Công ty Đạm Ninh Bình các khoản vay dài hạn cho VDB dư nợ gốc đến 31/12/2016 là 2.698 tỷ và trả hết vào năm 2023, Vietinbank 631 tỷ đồng và trả hết vào năm 2021.

"Tập đoàn Hoá chất Việt Nam phải thực hiện thoái vốn tại 1 số công ty cổ phần để tạo nguồn trả nợ. Hiện tại, hàng năm, tập đoàn vẫn có nguồn thu lợi nhuận từ các công ty cổ phần, do đó Tập đoàn vẫn còn khả năng cân đối nguồn thu để trả nợ", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...