Đạm Ninh Bình có khả năng mất thanh khoản

Theo Kiểm toán Nhà nước, với tình hình tài chính thua lỗ như hiện nay, trong 3 năm tới Nhà máy đạm Ninh Bình không có khả năng tự chi trả các khoản nợ đến hạn.
Đạm Ninh Bình có khả năng mất thanh khoản

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tại Nhà máy đạm Ninh Bình theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo trung ương. Theo đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã rót 667 triệu USD đầu tư dự án này, nhưng đến nay sau 9 năm đưa vào vận hành, sản xuất, nhà máy rơi vào cảnh thua lỗ gần 5.000 ttỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu nhà nước 2.600 tỷ đồng, với giá than hiện nay nhà máy càng vận hành càng lỗ.

Nguyên nhân dẫn đế sự thua lỗ này theo KTNN là do dự án Nhà máy đạm Ninh Bình có nhiều tồn tại, sai sót, tổng chi phí đề nghị quyết toán 12.400 tỷ đồng, đội vốn 1.600 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư dự án được duyệt.

Nhiều hạng mục tổng thầu Trung Quốc thi công không phù hợp với thiết kế, chưa nghiệm thu, thậm chí chưa thi công vẫn đưa vào quyết toán. Nhiều hư hỏng tại Nhà máy đạm Ninh Bình đến nay chưa được khắc phục, sửa chữa.

Theo KTNN, trong giai đoạn 2013-2018 Nhà máy đạm Ninh Bình hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, phương án tài chính bị phá vỡ do giá than tăng trên 15%, sản lượng sản xuất tiêu thụ thấp hơn 95%.

Về sản xuất và tiêu thụ, sản lượng thực tế tính theo năm không đạt so với công suất thiết kế và sản lượng sản xuất tại phương án tài chính. Năm 2015, sản lượng nhà máy đạt hơn 380.000 tấn, tương đương 69% công suất thiết kế; năm 2016, sản lượng nhà máy đạt 95.000 tấn, tương đương 17%; năm 2017 sản lượng sản xuất, tiêu thụ đạt gần 190.000 tấn, tương đương 34% lượng tiêu thụ dự báo trong báo cáo tài chính dự án.

Theo thiết kế, thời gian chạy máy trung bình hằng năm của Nhà máy đạm Ninh Bình để bảo đảm công suất thiết kế 560.000 tấn urê/năm là 320 ngày. Nhưng kể từ khi đưa vào vận hành, sản xuất thời gian chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình đều không đạt công suất thiết kế.

Trong năm 2016, thời gian chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình thấp kỷ lục, chỉ đạt 76 ngày, bằng 23,8% công suất thiết kế do số ngày dừng chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình cao là do sự cố hư hỏng đột xuất phải sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, dừng sản xuất do giá than cao nhưng giá đạm urê xuống thấp, sản xuất sẽ thua lỗ. Theo đó, chi phí sửa chữa thường xuyên của Nhà máy đạm Ninh Bình trong giai đoạn 2012-2018 khoảng 345 tỷ đồng.

Xem thêm

HAGL vẫn loay hoay với thanh khoản

HAGL vẫn loay hoay với thanh khoản

Trong thông điệp gửi đến cổ đông mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) cho biết, áp lực thanh khoản vẫn là bài toán khó mà công ty cần sớm tìm ra

Có thể bạn quan tâm

Đảo Ó - Đồng Trường là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nằm giữa lòng hồ Trị An

Cường Thuận IDICO bị phạt gần 1,6 tỷ đồng, buộc dừng hoạt động Trung tâm Du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Trung tâm Du lịch Đảo Ó - Đồng Trường được Cường Thuận IDICO ký hợp đồng nhận chuyển nhượng tài sản trên đất từ Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai năm 2017. Đến năm 2019, dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng Cường Thuận IDICO vẫn tiếp tục đầu tư, khai thác…

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ F2 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, không chỉ thừa kế khối tài sản khổng lồ mà còn khẳng định bản lĩnh trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp và đang không ngừng nỗ lực viết tiếp câu chuyện của các đế chế kinh doanh gia đình...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...