Vì sao giới nhà giàu cần dịch vụ quản lý tài sản?

Dịch vụ qản lý tài sản tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 31,6% ở giai đoạn 2021-2030, nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

anh-1-6105.jpg

Giới nhà giàu tăng nhanh khiến thị trường quản lý tài sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn. Thay vì tự mình quản lý tài sản, nhiều người có xu hướng tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài sản chuyên nghiệp, thường là các ngân hàng để giúp đảm bảo tài sản an toàn, hiệu quả.

“Quản lý tài sản” là một khái niệm quen thuộc với hầu hết người giàu trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người giàu đi kèm với đa dạng hóa các sản phẩm tài chính và kênh đầu tư cá nhân là hai yếu tố thúc đẩy dịch vụ quản lý tài sản phát triển.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN

Giới thượng lưu thường sở hữu khối tài sản lớn với nhiều nguồn thu nhập, kênh đầu tư, đòn bẩy tài chính khác nhau. Đây cũng là tập khách hàng có nhu cầu chi tiêu lớn để phục vụ cuộc sống cao cấp hơn. Tuy nhiên, họ lại không có đủ thời gian và thông tin để quản lý tài sản hiệu quả nhất.

Từ đó, dịch vụ quản lý tài sản ra đời. Dịch vụ này cung cấp các chiến lược và giải pháp về quản lý đầu tư, quản lý lưu chuyển tiền tệ, quản lý nợ, kế hoạch hưu trí, bảo hiểm và quản trị rủi ro… kèm theo đó là các đặc quyền phi tài chính cao cấp, củng cố địa vị và lối sống đẳng cấp của người giàu.

Không chỉ giúp khách hàng hướng đến mục tiêu tự do tài chính hay gia tăng tài sản, quản lý tài sản còn đảm bảo khối tài sản này luôn phát triển bền vững, bảo vệ và giảm thiểu tối đa các rủi ro hao hụt. Vì vậy, quản lý tài sản đang dần trở thành một dịch vụ thiết yếu của người giàu, tương tự như việc có đội ngũ chăm sóc y tế hay hãng tư vấn luật riêng.

Trên thế giới, đã có rất nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ này và ghi nhận sự tăng trưởng liên tục. Một số liệu thống kê của American Banker cho thấy, tại Bank of America, phí quản lý tài sản năm 2021 đã tăng gần 19% lên 12,7 tỷ USD. Tại Citizens, phí quản lý tài sản đã tăng 18% lên 240 triệu USD. Và 13,2 triệu USD mà Texas Capital báo cáo về phí ủy thác và quản lý tài sản cả năm đã tăng gần 32% so với 2020.

SÔI ĐỘNG THỊ TRƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CHO NGƯỜI GIÀU

Dịch vụ quản lý tài sản cá nhân phát triển khá mạnh ở nước ta 5 năm gần đây. Chỉ tính riêng tại các quỹ đầu tư, tổng tài sản quản lý giai đoạn 2017 - 2022 tăng trưởng bình quân 25%/năm, đạt 23,25 tỷ USD vào cuối năm 2022, tương ứng 2,44% GDP. Allied Market Research dự đoán, lĩnh vực quản lý tài sản tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 31,6% ở giai đoạn 2021-2030, nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với lợi thế về mạng lưới phân phối, hạ tầng công nghệ, hệ sinh thái (quỹ đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản…), các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp…, có thể thấy thị trường quản lý tài sản cá nhân tại Việt Nam đang thuộc về các ngân hàng thương mại. Dù đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển, tuy nhiên, với sự đầu tư mạnh mẽ của các ngân hàng, cùng sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp cá nhân giàu có, hứa hẹn sẽ là một tương lai đầy triển vọng cho lĩnh vực quản lý tài sản tại Việt Nam.

DỊCH VỤ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGHIỆP ĐẾN MỨC NÀO?

Là ngân hàng tiên phong về quản lý tài sản cá nhân, từ 2018, VPBank đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng ưu tiên và Quản lý tài sản mang tên VPBank Diamond, cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho nhóm khách hàng cá nhân giàu có tại Việt Nam.

Bắt đầu từ việc nghiên cứu bối cảnh tài chính, nguồn thu nhập, lối sống, thói quen tiêu dùng, mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi ro, từ đó, VPBank Diamond nhận diện khách hàng qua 4 chân dung chính gồm chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao, nhà đầu tư, hưu trí.

vpbank-0923-0359-3443.jpg
VPBank đã thiết kế các gói giải pháp tài chính toàn diện

VPBank đã thiết kế các gói giải pháp tài chính toàn diện, tinh chỉnh phù hợp với từng chân dung (Diamond Business – chủ doanh nghiệp, Diamond Salary, quản lý cấp cao, Diamond Invest, nhà đầu tư, Diamond Retiree, hưu trí). Mỗi gói giải pháp là các dịch vụ trọn vẹn, hỗ trợ tối đa việc quản lý dòng tiền, bảo vệ và gia tăng tài sản bền vững cho từng khách hàng.

Không dừng lại ở đó, VPBank Diamond còn phát triển chuỗi đặc quyền Gia đình ưu tiên với những công cụ tài chính vượt trội, giúp khách hàng tối ưu hóa từ việc quản lý tài chính thường niên cho cả gia đình đến kế hoạch kế thừa, bảo toàn di sản cho thế hệ kế cận.

Bên cạnh sản phẩm tài chính, các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ 24/7, giao dịch ưu tiên, chăm sóc chuyên biệt, hệ thống trung tâm giao dịch VPBank Diamond trên toàn quốc, các đặc quyền phi tài chính cao cấp đi kèm như phòng chờ sân bay, fast-track, golf, ưu đãi ẩm thực, du thuyền, du lịch, nghỉ dưỡng 5 sao, quà tặng cao cấp, private events… đáp ứng toàn diện các nhu cầu về lối sống cao cấp của các khách hàng giàu có.

Mới đây, VPBank tiếp tục làm mới thương hiệu VPBank Diamond, với tuyên ngôn Tầm nhìn quyền năng, khẳng định cho việc liên tục đầu tư nâng cấp chất lượng, tầm nhìn chiến lược và tâm huyết của ngân hàng dành cho mảng dịch vụ này.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem Tại đây. https://diamond.vpbank.com.vn

Xem thêm

Tăng phí dịch vụ SMS Banking: Giải pháp hay chiêu “tận thu” của các ngân hàng?

Tăng phí dịch vụ SMS Banking: Giải pháp hay chiêu “tận thu” của các ngân hàng?

Việc tăng giá dịch vụ SMS Banking được các ngân hàng lý giải với mục đích điều hướng người dùng sang nhận số dư qua app. Tuy nhiên, việc điều hướng chưa rõ hiệu quả hay không mà chỉ thấy thiệt cho người không thể dùng điện thoại thông minh và chất lượng tin nhắn brandname vẫn chưa được cải thiện...

VIS Rating: Lãi suất huy động sẽ duy trì ở mức thấp cho đến hết năm 2024

Lãi suất thấp kỷ lục sẽ kéo dài đến bao giờ?

Sang đến năm 2024, VIS Rating kỳ vọng lãi suất huy động sẽ vẫn ở mức thấp, thúc đẩy mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn, giảm chi phí huy động vốn và giảm bớt gánh nặng trả nợ của doanh nghiệp và tổ chức phát hành trái phiếu...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...