Video: Không quân Nigeria sử dụng Mi-35М phục kích khủng bố Boko Haram

Không quân Nigeria, sử dụng trực thăng Mi-35M tiến hành một cuộc không kích đêm thành công vào nhóm Hồi giáo thánh chiến "Boko Haram" (tổ chức khủng bố IS châu Phi).

Theo Bộ quốc phòng Nigeria, trực thăng tấn công Mi-35 tập kích một đoàn xe bán tải 7 chiếc thuộc nhóm vũ trang khủng bố. Hỏa lực chính xác của máy bay phá hủy hai phương tiện, vô hiệu hóa một số tay súng khủng bố trên xe.

Trong cuộc tập kích, phi công Mi-35 sử dụng pháo tự động 23 mm hai nòng GSh-23L, cơ số đạn lên tới 450 viên. Đây là pháo phòng không có tốc độ bắn cao (3200 phát / phút), sơ tốc đầu đạn, nặng 173 gram, đạt 715 mét / giây.

Trực thăng tấn công Mi-35, ngoài một khẩu pháo đầu máy bay còn có thể treo thêm hai container pháo đường không tương tự.

Mi-35 còn được trang bị rockets S-8 cỡ 80 mm với nhiều phiên bản khác nhau, 2 thùng phóng chứa 80 đạn, tên lửa chống tăng ATGM "Shturm-V" và "Attack-M" có độ chính xác cao với tầm bắn 5000-6000 mét. Trong cuộc phục kích đường không, phi công Nigeria đã không sử dụng các loại vũ khí này. Nếu sử dụng, số lượng mục tiêu bị vô hiệu hóa sẽ lớn hơn nhiều.

Mi-35M được trang bị thiết bị quang điện tử tinh vi, trong đó có kính ngắm quang ảnh nhiệt, cho phép tác chiến hiệu quả ban đêm.

Trong chiến đấu chống khủng bố, những trực thăng tấn công Mi-35 đã khẳng định hiệu quả cao ở Iraq và Syria, đặc biệt trên các địa hình hoang mạc, đồi núi mấp mô và đối phương cơ động trên các xe cơ giới bán tải.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...