Việt Nam đang ở đâu trong thị trường M&A Đông Nam Á?

Tại Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2016 theo thống kê của IMAA đạt mốc kỷ lục 5,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, tăng trưởng gần 12% so với năm 2015.
Việt Nam đang ở đâu trong thị trường M&A Đông Nam Á?

Theo tài liệu Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập (M&A) 2017 “Tìm bước đột phá”, điểm sáng M&A trong năm 2016 là các thương vụ lớn đến từ ngành bán lẻ như nhà đầu tư Thái Lan là Central Group chi 1,05 tỷ USD mua lại BigC từ tập đoàn Casino Group và TCC Holdings (Thái Lan) chi 800 triệu USD mua lại toàn bộ chuỗi Metro Vietnam Cash & Carry, hay Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk cho F&N.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay thị trường M&A bắt đầu chững lại. Quý I/2017, tổng giá trị M&A mới đạt 1,1 tỷ USD, bằng 76% mức bình quân quý năm 2016.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam đang ở đâu trong thị trường M&A Đông Nam Á?

Trong khu vực, tổng giá trị M&A của Singapore năm 2016 đạt 62,3 tỷ USD, vượt xa so với 11-16 tỷ USD của Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Thị trường Việt Nam có quy mô bằng 86% so với thị trường Philippines là 6,8 tỷ USD.

Xét về quy mô thương vụ, Việt Nam chỉ có các giao dịch nhỏ với 3-4 triệu USD (60-80 tỷ đồng), chiếm 65% về giá trị giao dịch và trên 90% về số lượng thương vụ.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ có quy mô lớn từ 20-100 triệu USD và đã xuất hiện thương vụ trên 1 tỷ USD tại Việt Nam.

Các thương vụ tập trung nhiều nhất trong ngành công nghiệp, nguyên vật liệu và sản xuất chiếm 53% tổng số thương vụ M&A.

Các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore vẫn là những người mua chủ yếu. Trong khi Nhật Bản tập trung vào hàng không, xăng dầu, dược phẩm thì Singapore nổi lên với các thương vụ bất động sản thương mại và Thái Lan tập trung vào bán lẻ và hóa chất với mục tiêu mở rộng thị trường. Hàn Quốc thực hiện một số thương vụ trong lĩnh vực thực phẩm và tài chính, ngân hàng.

Còn theo ông Jeffrey Pirie, Phó tổng giám đốc, Deloitte Đông Nam Á, năm 2016 có 115 tỷ USD giao dịch M&A trong Đông Nam Á, 5,8 tỷ USD trong 2015 M&A tại Việt Nam, chiếm 5% trong Đông Nam Á. So với GDP thì con số này rất ấn tượng đối với Việt Nam.

Có đến 80% các thương vụ M&A đã được các định giá và có ¾ thương vụ nằm trong lĩnh vực trong tiêu dùng và công nghiệp và các thương vụ lớn đều trong lĩnh vực tiêu dùng. Quy mô thương vụ có giá trị 20 triệu USD chiếm 70% trong tổng số giao dịch năm 2016, chủ yếu là các doanh nghiệp Châu Á giao dịch với nhau, 5% thương vụ M&A đến từ các nhà đầu tư Mỹ, các nhà đầu tư đến từ Thái Lan chiếm 21% các thương vụ M&A trong tất cả các lĩnh vực.

Trong lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân cũng là đối tượng để sáp nhập tiềm năng. Phần lớn M&A là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xu thế này tiếp tục diễn ra trong các doanh nghiệp Châu Á.

Bên cạnh đó, xu thế số hóa đang diễn ra mạnh ở Việt Nam như sự xuất hiện của: Grab, Lazada... Trong 5 năm tới doanh số trong công nghệ số tại Việt Nam sẽ đạt tới hàng tỷ USD.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...