Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, chiếm 15% thị trường mua sắm trực tuyến

Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á, chiếm 15% thị trường mua sắm trực tuyến

Theo báo cáo của Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van về sức mua hàng trực tuyến tại 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Thái Lan với gần 9.000 đáp viên tham gia, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm.

73% đáp viên cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử. 59% cho biết đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. 

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Ngoài ra, đa số đáp viên khu vực Đông Nam Á đều quen thuộc với việc mua hàng xuyên biên giới trong khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới.

Trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại. Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.

Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Việt Nam hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).

Báo cáo cũng chỉ ra thói quen mua hàng quốc tế trên các sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng ở Đông Nam Á và thể hiện tiềm năng của hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới cho các nhà bán lẻ trong khu vực.

Trong khi đó, theo một báo cáo khác từ Công ty nghiên cứu thị trường Statista, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu trong năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước. 

Tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỉ USD. Cùng thời điểm này, Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỉ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025.

Có thể bạn quan tâm