Việt Nam, Indonesia: Hai địa chỉ thu hút FDI hàng đầu ASEAN

Tuy đầu tư của Indonesia vào Việt Nam không quá lớn, đầu tư từ Việt Nam sang Indonesia cũng còn khiêm tốn, nhưng đây là hai thị trường thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu trong khu vực ASEAN.
Việt Nam, Indonesia: Hai địa chỉ thu hút FDI hàng đầu ASEAN

Địa điểm đầu tư đầy hứa hẹn

Tại cuộc hội thảo về tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Indonesia được tổ chức cách đây chưa lâu, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi khẳng định rằng, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư Indonesia tới Việt Nam trong tương lai gần, bởi Việt Nam là địa điểm “đầy hứa hẹn” để nhà nhà đầu tư Indonesia mở cơ sở sản xuất, nhờ việc cắt giảm thuế quan của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Cũng theo thông tin của vị Đại sứ, 12 nhà xuất khẩu dầu cọ lớn nhất và 14 nhà xuất khẩu giấy lớn nhất của Indonesia đang có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời dự kiến liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Nhiều công ty của Indonesia đang xem Việt Nam là một địa điểm đầu tư quan trọng”, ông Suryana Sastradiredja, cố vấn của Đại sứ Indonesia tại Việt Nam cũng khẳng định như vậy.

Những khẳng định đó đã mở ra kỳ vọng về khả năng dòng vốn đầu tư từ Indonesia sẽ chảy vào Việt Nam mạnh hơn nữa sau thời gian dài còn ở mức khiêm tốn.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 7/2017, các nhà đầu tư Indonesia mới cam kết đầu tư vào Việt Nam 64 dự án, với tổng vốn đăng ký 439 triệu USD, đứng thứ 30 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đầu tư sang Indonesia 7 dự án, với số vốn cam kết rất khiêm tốn.

Đầu tư không lớn, nên dấu ấn của nhà đầu tư Indonesia tại Việt Nam chưa quá sâu đậm, dù quốc gia này có một số dự án khá đình đám tại Việt Nam, như Khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội), hay Khách sạn Horison… Gần đây, những cái tên còn được nhắc đến là Japfa Comfeed trong lĩnh vực chăn nuôi, hay PT Semen Gresik trong lĩnh vực xi măng, khi các doanh nghiệp này bỏ ra 230 triệu USD để mua 70% cổ phần tại Xi măng Thăng Long…

Đáng chú ý là, dù đầu tư hai chiều Việt Nam - Indonesia không quá lớn, nhưng cả hai quốc gia đều là những địa điểm đầu tư hàng đầu trong khu vực.

Nhiều năm trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã luôn nhắc đến Indonesia như một đối thủ đáng gờm trong thu hút FDI của Việt Nam. Đặc biệt là kể từ năm 2014, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã áp dụng một loạt chính sách để cải tổ nền kinh tế và thu hút FDI.

Đầu tháng 5 năm nay, đến lượt Indonesia chú ý nhiều hơn tới Việt Nam khi Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla lên tiếng rằng, Việt Nam và Thái Lan đang trở thành những “đối thủ đáng gờm” của họ trong thu hút FDI, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Vị Phó tổng thống này còn thẳng thắn cho rằng, Indonesia cần cải thiện luật pháp và tạo điều kiện kinh doanh như Việt Nam và Thái Lan.

“Xét về chỉ số tạo thuận lợi kinh doanh nói chung, Indonesia đã có nhiều tiến bộ, nhưng các nước láng giềng thậm chí còn xếp hạng tốt hơn về môi trường kinh doanh”, ông Kalla nói.

Cùng hướng về phía trước

Dù là địa điểm đầu tư hàng đầu, với gần 22 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thu hút trong 7 tháng đầu năm nay, nhưng Việt Nam cần phải nỗ lực trong cuộc chạy đua thu hút FDI với Indonesia.

Số liệu thống kê cho thấy, kể từ sau một loạt cải cách của chính quyền Tổng thống Joko Widodo, như cắt giảm thủ tục hành chính, thực hiện ưu đãi thuế…, vốn FDI vào Indonesia đã tăng trưởng ngoạn mục. Con số của năm 2015 là 29,3 tỷ USD, năm 2016 là 29,75 tỷ USD, cao hơn khá nhiều so với con số mà Việt Nam thu hút được.

Hiện Indonesia vẫn đang tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực không mấy sáng sủa. Trong một diễn đàn đầu tư do Bloomberg tổ chức gần đây, 53% số người tham dự cho biết, Indonesia là thị trường cung cấp cơ hội đầu tư tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á trong năm nay. Thậm chí, Indonesia đã rất nhanh chóng đứng trong top 10 quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới.

Theo GS - TSKH Nguyễn Mại, Việt Nam nên học hỏi Indonesia trong cách tiếp cận về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thu hút FDI. Chẳng hạn như từng bị đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư ở mức thấp nhất ASEAN, nên Tổng thống Indonesia đã yêu cầu phải thay đổi một cách cơ bản môi trường đầu tư. Hiện Indonesia vẫn đang nỗ lực cải tổ nền kinh tế để tăng sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Phó tổng thống Jusuf Kalla cho biết, Indonesia sẽ tiếp tục thúc đẩy giảm bớt thủ tục hành chính, nhằm thu hút FDI và tăng khả năng cạnh trạnh so với các nước láng giềng trong thời gian tới.

Việt Nam cũng vậy. Chính phủ cũng đang rất nỗ lực cải cách nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Song rõ ràng, để không bị chậm chân, hoặc ít nhất là để không thua kém Indonesia trong cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, trong đó có cả việc học tập kinh nghiệm từ nền kinh tế hàng đầu này trong ASEAN.

dự án 423 minh khai

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…