Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao

Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023 (Southeast Asia Startup Talent Report 2023) cho thấy, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao...
Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao

Bản báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á mùa thứ hai này do Monk’s Hill Ventures (MHV) và Glints công bố đào sâu vào xu hướng, dữ liệu lương và sở hữu cổ phần cho những nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao và nhần tài khởi nghiệp từ hơn 10.000 điểm dữ liệu và 30 cuộc phỏng vấn với các nhà sáng lập startup ở Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Báo cáo cho thấy rằng, trước thực trạng tái tập trung vào lộ trình đến lợi nhuận, các startup sẽ hướng đến việc đầu tư vào những vị trí tạo doanh thu hơn như bán hàng, phát triển kinh doanh, tiếp thị và quan hệ công chúng vào năm 2023. Một điều đáng nói, trong khi mức lương tiếp tục tăng thì tốc độ phát triển năm nay sẽ giảm đáng kể so với các năm trước, từ trên 30% xuống còn 5-7% hàng năm.

"Như minh chứng trong báo cáo năm nay, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhân tài công nghệ chất lượng cao. Các lập trình viên giỏi nhất tại Việt Nam được trả lương cạnh tranh tương đương với nhân tài cùng vị trí tại Singapore. Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp cho các startup địa phương những công cụ cần thiết để tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời tạo điều kiện sự phát triển và mở rộng quy mô nhân tài trong hệ sinh thái startup” – Bryan Lee, General Manager tại Glints Việt Nam chia sẻ. 

Kết quả chính từ báo cáo cho thấy, cuộc khủng hoảng nhân tài công nghệ vẫn diễn ra tại Đông Nam Á, các vị trí công nghệ vẫn duy trì nhu cầu ở mức cao, với mức lương trung bình cao hơn 38% so với các vị trí phi công nghệ.

Tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn vốn chủ sở hữu trong khu vực; Mức lương cơ bản trung bình của CEO tăng 2,4 lần; ngày càng có nhiều CEO chấp nhận việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn; Kỹ thuật vẫn là vị trí công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất, Các giám đốc sản phẩm được tăng lương nhiều nhất, với mức tăng lên đến 27% so với năm 2021.

Báo cáo cũng cho thấy mô hình làm việc linh hoạt đang trở thành xu hướng phổ biến, với 45% các startup áp dụng hình thức làm việc này và 12% cho phép nhân viên từ nhiều thị trường khác nhau được làm việc từ xa…

“Với dân số trẻ có trình độ tay nghề cao, cùng với đó là ngành dịch vụ lớn tiềm năng cho các chuyển đổi kỹ thuật số, Việt Nam tiếp tục là một thị trường công nghệ mạnh mẽ bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay" - Justin Nguyễn, General Partner tại Monk’s Hill Ventures nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...