VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

Năm 2024, phần lớn các ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng. Điều này là dễ hiểu dưới các áp lực cạnh tranh lãi suất, và mức độ hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế và thế giới...

VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

Mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã công bố báo cáo triển vọng ngành ngân hàng với nhận định “mây đen dần tan”. Cụ thể, VDSC kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2024 với mức tăng trưởng trong danh mục là 18%, phục hồi so với mức 4% của năm 2023.

Theo báo cáo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn đối mặt với rủi ro hấp thụ vốn yếu. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện rõ mong muốn đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng thông qua phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các ngân hàng ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, đến hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính chỉ đạt 2,41%.

Nhóm phân tích đến từ VDSC kỳ vọng triển vọng tín dụng sẽ khởi sắc hơn trong phần còn lại của năm 2024, hỗ trợ bởi các yếu tố sau: Các hoạt động kinh tế bắt đầu sôi động trở lại giúp triển vọng việc làm và thu nhập của người dân thuận lợi thể hiện thông qua các chỉ số tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong 5 tháng đầu năm 2024. Đây là tiền đề quan trọng cho nhu cầu tín dụng và khả năng chi trả lãi vay của các thành phần tham gia kinh tế.

anh-chup-man-hinh-2024-06-21-luc-112008-8475.png

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm sâu kích cầu tín dụng. Năm 2024, lãi suất cho vay bình quân dự phóng cho các ngân hàng trong danh mục dao động trong khoảng 8%-11%, tương đối tối ưu để kích thích nhu cầu tín dụng. Nhiều ngân hàng đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Trong đó, tín dụng doanh nghiệp sẽ dẫn dắt tăng trưởng. Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 ở các ngân hàng thương mại có hệ sinh thái khách hàng doanh nghiệp lớn đặc thù có sự vượt trội đáng kể so với các ngân hàng thương mại bán lẻ do nhu cầu tín dụng nhóm khách hàng cá nhân cá nhân phục hồi chậm hơn.

Về lãi suất, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động và đưa mặt bằng lãi suất về mức thấp hơn giai đoạn Covid-19 trong các tháng đầu năm 2024 khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn còn yếu.

anh-chup-man-hinh-2024-06-21-luc-112040-5330.png

Trước sức ép của tỷ giá, gây ra bởi chênh lệch lãi suất USD/VND lớn, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường hoạt động hút tín phiếu trên thị trường mở đồng thời nâng dần mới lãi suất tín phiếu từ tháng tháng 4/2024. Diễn biến này, cùng với dự báo do nhu cầu tín dụng khởi sắc hơn trong nửa cuối năm sẽ đưa nền lãi suất tịnh tiến tăng trong phần còn lại của năm 2024.

Ngoài ra, phần lớn các ngân hàng thương mại dự báo nền lãi suất cuối năm sẽ tăng 100-150 điểm phần trăm so với mức thấp của đầu năm nay.

Vùng đáy của NIM đã được xác lập trong quý 3/2023, do chi phí vốn dự kiến sẽ giảm mạnh sau khi lượng lớn tiền gửi kỳ hạn có lãi suất cao đã đáo hạn và tái tục với mức lãi suất thấp hơn hoặc chảy vào vào các kênh đầu tư khác và hỗ trợ tỷ lệ CASA.

anh-chup-man-hinh-2024-06-21-luc-112122-2232.png

Tăng trưởng thu nhập phí năm 2024 ước tăng 6,5%, được dẫn dắt chủ yếu bởi dịch vụ thanh toán. Thị trường chứng khoán sôi động hơn trong bối cảnh lãi suất thấp, hoạt động xuất nhập khẩu cải thiện, và tín dụng của khách hàng cá nhân phục hồi là những yếu tố dẫn dắt tăng trưởng các nguồn thu phí môi giới và thanh toán.

Thu nhập phí từ banca toàn hệ thống nhiều khả năng vẫn chưa quay lại chu kỳ tăng trưởng khi Thông tư 67/2023/TT-BTC và Luật Tổ chức tín dụng mới ban hành hạn chế đáng kể khả năng bán bảo hiểm không bắt buộc kèm với các sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên, việc kiểm soát này sẽ mang lại tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn khi các sản phẩm bảo hiểm được kinh doanh trên nhu cầu thực của người mua. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại sẽ cần thời gian để tái cơ cấu chiến lược bán bảo hiểm thích ứng với chính sách mới cũng như lấy lại niềm tin của khách hàng.

Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ cần thời gian để làm quen với các quy định chặt chẽ hơn về nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp và xếp hạng tín nhiệm. Do đó, động lực tăng trưởng phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh phát hành Trái phiếu của một số ngân hàng vẫn chưa rõ ràng.

Năm 2024, phần lớn các ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng. Điều này là dễ hiểu dưới các áp lực cạnh tranh lãi suất, và mức độ hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế và thế giới. Tuy nhiên, VDSC kỳ vọng sự khả quan về lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong năm 2024 với mức tăng trưởng trong danh mục là 18%, phục hồi so với mức 4% của năm 2023.

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tăng tốc trên nền tảng nhu cầu tín dụng bất động sản, sản xuất kinh doanh bước vào chu kỳ phục hồi, cải thiện hiệu quả quản lý sử dụng vốn ROE, qua đó, hỗ trợ quá trình tái định giá PB ngành.

Xem thêm

Khả năng Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành khó có thể xảy ra

Khả năng Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành khó có thể xảy ra

Theo Kirin Capital, việc phải bán dự trữ ngoại hối mạnh như năm 2022 là khó có thể xảy ra, đồng thời khả năng Chính phủ tăng lãi suất điều hành sẽ không phải là lựa chọn được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc trong thời gian tới bởi mục tiêu hàng đầu trong năm nay vẫn là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế...

Có thể bạn quan tâm