Vietcombank chi hơn 83 tỷ đồng mua hơn 8 triệu cổ phiếu Vietnam Airlines

Vietcombank cho biết sẽ thực hiện toàn bộ hơn 14,8 triệu quyền mua để mua vào 8,35 triệu cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (mã VCB-HOSE) thông báo giao dịch quyền mua cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến NNB Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã HVN-HOSE).

Cụ thể: Vietcombank hiện đang nắm giữ 14,8 triệu cổ phiếu HVN, tương ứng 14,8 triệu quyền mua. Theo đó, Vietcombank đã đăng mua vào 14,8 triệu quyền mua, tương đương 8,35 triệu cổ phiếu HVN với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phân phối tương ứng là 56,4% (cứ 1.000 cổ phiếu đăng ký mua 564 cổ phiếu mới).

Như vậy, Ngân hàng dự kiến sẽ chi hơn 83,5 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu tại Vietnam Airlines, thời gian giao dịch được thực hiện trong 3 ngày, kể từ 14/9. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu mà Vietcombank nắm giữ sẽ tăng lên mức 23,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 1,044% vốn điều lệ tại HVN.

Được biết, HVN phát hành 800 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng, nhằm bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh để duy trì hoạt động tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 56,405920% (1 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 100 quyền được mua 56,405920 cổ phiếu mới).

Trong thời gian gần đây, cùng với kỳ vọng được cất cánh trở lại sau khi nhiều tỉnh nới lỏng giãn cách thì cổ phiếu HVN có đà tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, từ tháng 8 đến nay, HVN đã tăng từ vùng giá 20.000 đồng lên mức 30.650 đồng sáng 15/9, tương ứng mức tăng hơn 50% trong khoảng 1 tháng.

Nhận định về đà tăng trưởng của cổ phiếu HVN, nhiều nhà đầu tư cho rằng thông tin Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông và Vận tải về kế hoạch mở lại các đường bay nội địa giúp cổ phiếu của Vietnam Airlines nối dài mạch thăng hoa.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng tiếp tục đón nhận thêm thông tin tích cực là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước theo phương án tăng vốn 8.000 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, ngày 13/9, SCIC đã giải ngân số tiền 6.895 tỷ đồng mua cổ phiếu để nắm giữ tối thiểu 31,08% vốn điều lệ của HVN.

Việc SCIC đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines góp phần bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của hãng bay này, hạn chế các tác động, ảnh hưởng của đại dịch. Vietnam Airlines sẽ sớm hoàn tất Đề án tái cơ cấu tổng thể.

Như vậy, trong gói "giải cứu" 12.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua, Vietnam Airlines đã tiếp cận được khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ từ Ngân hàng Nhà nước thông qua SeABank, SHB, MSB và gần 7.000 tỷ đồng từ phương án phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Xem thêm

Vietnam Airlines: Chiều quá sinh hư?

Vietnam Airlines: Chiều quá sinh hư?

Được hỗ trợ cho vay hàng chục nghìn tỷ đồng để phục hồi sau đại dịch nhưng sự “ưu ái” này có vẻ chưa đủ với Vietnam Airlines khi mới đây, hãng bay này đã đưa ra “yêu sách” áp dụng giá sàn vé máy bay và dành 50-70% slot bay nội địa và 100% bay quốc tế.
Vietnam Airlines chính thức được 3 ngân hàng “bơm” vốn

Vietnam Airlines chính thức được 3 ngân hàng “bơm” vốn

Sáng nay, Vietnam Airlines đã chính thức ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng là Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng.
Vietnam Airlines nối lại một số đường bay quốc tế

Vietnam Airlines nối lại một số đường bay quốc tế

Từ 7/2021 đến 10/2021, Vietnam Airlines sẽ mở lại các đường bay quốc tế tới một số điểm đến tại châu Á, châu Âu và Australia nhằm kịp thời phục vụ nhu cầu của hành khách, đặc biệt là người lao động, du học sinh mong muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm