VietjetAir cần rút kinh nghiệm về hình ảnh tiếp viên phản cảm

"Những hình ảnh dàn tiếp viên  của Vietjet trong chuyến chuyên cơ đón đội tuyển U23 Việt Nam là rất phản cảm. Hãng cần rút kinh nghiệm", ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh- Truyền hình
VietjetAir cần rút kinh nghiệm về hình ảnh tiếp viên phản cảm

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh- Truyền hình và thông tin điện tử  nói: "Hiện mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh, clip về dàn tiếp viên hãng hàng không Vietjet trong chuyến chuyên cơ đón đội tuyển U23 Việt Nam với trang phục, cử chỉ, hành động rất phản cảm. Qua theo dõi và được dư luận phản ánh như vậy, Cục Phát thanh- Truyền hình và thông tin điện tử đã nắm được tình hình và đang cho tìm hiểu hiện tượng này từ phía hãng Vietjet".

Đánh giá dưới góc nhìn cá nhân, ông Lê Quang Tự Do nói: "Chúng tôi thấy đấy là một điều rất đáng tiếc. Chuyên cơ của Vietjet đưa đội tuyển U23 Việt Nam từ Thường Châu, Trung Quốc về Việt Nam đã được lấy tên là "Tôi yêu tổ quốc tôi". Đó là một hình ảnh rất đẹp và thông điệp đó đã được sơn lên thân máy bay. Lẽ ra, với những hình ảnh đẹp như thế, chúng ta phải có cách ứng xử đẹp. Hình thức và nội dung trong công tác tổ chức, đưa đón phải ăn khớp với nhau.

"Vietjet đã tổ chức một chuyến bay rất đẹp và ý nghĩa về mặt hình thức, nhưng nội dung lại có những hình ảnh phản cảm. Đó là điều rất đáng tiếc", ông nhấn mạnh.  

Trả lời cho câu hỏi, liệu với hình ảnh phản cảm đó, Cục có xử lý hãng về vi phạm hành chính không? Ông Lê Quang Tự Do cho biết: "Chúng tôi đang tìm hiểu, xác minh. Trước mắt có thể nói, sự phê phán, phản ứng của cộng đồng mạng, của dư luận chính là một bài học nghiêm khắc dành cho Vietjet. Hãng hàng không này cần phải rút kinh nghiệm".

Phạm Huyền Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.