Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo chiến lược trong tháng 6 và cho rằng tăng trưởng kinh tế quý 2 sẽ cải thiện hơn nhiều so với quý 1. Hơn nữa, chỉ số VN-Index tháng 6có hể hướng đến mức 1.135 điểm.
Trong tháng 5 vừa qua, các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định hơn và nền kinh tế trong nước đã có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian tới.
Chỉ số CPI tiếp tục khả quan khi suy giảm bốn tháng liên tiếp, chủ yếu là nhờ giá xăng dầu giảm tác động làm giảm giá đầu vào nhóm khác. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng sau khi giảm giá tháng trước thì nay đã tăng nhẹ trở lại.
Công ty chứng khoán này cho rằng có hai nguyên nhân khiến hai nhóm này tăng nhẹ là do câu chuyện mở cửa của thị trường Trung Quốc và giải ngân đầu tư công trong nước đang diễn ra tích cực kích thích nhu cầu về vật liệu xây dựng.
Số liệu CPI trong tháng 5 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu 4,5% của Chính phủ đề ra. Đây là một điều tích cực cho phép Chính phủ có thêm dư địa cho nới lỏng tiền tệ.
Bên cạnh đó, mức tăng CPI có thể sẽ tiếp tục chậm lại trong tháng 6/2023 do mức nền so sánh cao của cùng kỳ 2022 và nguồn cung hàng hóa đang dần hồi phục. Theo đó, FSC nhận định tiếp tục nghiêng về kịch bản áp lực lạm phát có thể hạ nhiệt trong 2023 nhưng cũng lưu ý rủi ro vẫn cao do nguồn cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và câu chuyện Trung Quốc mở cửa. Yuanta đánh giá cao kịch bản lạm phát cả năm 2023 trong mục tiêu dưới 4,5%.
Ngoài ra, áp lực chi phí đầu vào đã giảm, kết thúc lạm phát về chi phí. Nhu cầu suy yếu đã khiến cho các nhà cung cấp giảm giá bán hàng, nhờ vào đó, chi phí bán hàng đã giảm lần đầu tiên sau 3 năm.
Điểm nhấn trong tháng 5 là số đơn hàng, sản lượng và việc làm đều giảm nhưng tiếp tục cho thấy đã kết thúc thời kỳ tăng giá theo lạm phát chi phí. Các chuyên gia của Yuanta cho rằng nhu cầu tiếp tục giảm mặc dù lãi suất trong nước đã giảm gần đây là do có độ trễ. Chi phí đầu vào đã giảm lần đầu tiên sau 3 năm là tín hiệu tích cực. Theo đó, các doanh nghiệp cũng đã giảm giá bán để kích cầu tháng thứ hai liên tiếp. Với tình hình lãi suất tiếp tục giảm gần đây, dự báo cả nhu cầu và lĩnh vực sản xuất sẽ có thể quay đầu hồi phục trong vài tháng tới, do có độ trễ nhất định như khi nhu cầu giảm.
Một trong những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế là câu chuyện lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã có động thái giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm với 25 điểm cơ bản. Đối với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra yêu cầu giảm lãi suất cho vay bằng cách sử dụng room tín dụng để quản lý. Dựa vào những động thái trên, FSC cho rằng lãi suất có thể tiếp tục giảm, tuy nhiên, lãi suất cho vay có độ trễ giảm theo do tăng trưởng tín dụng đang khá chậm.
Trên thị trường chứng khoán, VN-Index đóng cửa ở mức 1.075,17 điểm, tăng 2,48% so với tháng 4/2023. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số VN-Index tiếp tục đi ngang. Điểm tích cực là dòng tiền đã có sự cải thiện tích cực hơn.
Trong tháng 6 sắp tới, nền kinh tế có nhiều yếu tố hỗ trợ mang tính thúc đẩy nền kinh tế. Với nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với tình hình thất nghiệp và lạm phát đang hạ nhiệt, Fed có thể sẽ dừng tăng lãi suất trong tháng 6. Tiếp đó, lãi suất huy động giảm là cơ sở quan trọng để dòng tiền dịch chuyển sang kênh chứng khoán với tâm lý kỳ vọng vào đà phục hồi.
Sau hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế, cũng như giải pháp khôi phục lại thanh khoản thị trường bất động sản kỳ vọng kinh tế trong 6 tháng cuối năm sẽ phục hồi
Dựa vào những yếu tố thúc đẩy FSC dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ gặp ngưỡng cản khó khăn tại vùng 1.115 – 1.125 điểm cho nên thị trường có thể sẽ vẫn phải đối mặt với áp lực điều chỉnh trong đầu tháng 6 nhưng chỉ số VN-Index có thể sẽ hướng về mức 1.135 điểm. Đồng thời, chuyên gia FSC cũng đánh giá rủi ro dài hạn tiếp tục giảm.