VN-Index sẽ trở lại giao dịch vùng 1.275 – 1.285 trong ngắn hạn

Theo nhận định của công ty chứng khoán, trong ngắn hạn, VN-Index có thể trở lại giao dịch trong vùng 1.275 – 1.285 điểm...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VN-Index sẽ trở lại giao dịch vùng 1.275 – 1.285 trong ngắn hạn

Thị trường kết thúc tuần giao dịch 10/6 - 14/6 với phiên giảm mạnh khi VN-Index giảm 21,6 điểm, kết tuần ở mức 1.279,91 điểm, tính chung cả tuần giảm tổng cộng 7,67 điểm (-0,6%) so với tuần trước, xóa sạch thành quả của 8 phiên trước đó.

HNX-Index kết thúc tuần với phiên giảm 4,39 điểm, cả tuần giảm 1,02 điểm (-0,42%) về 243,97 điểm. Trong tuần này khối lượng giao dịch (không tính thỏa thuận) trên HOSE tăng 8,07% so với tuần trước, cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất, tương tự sàn HNX khối lượng giao dịch (không tính thỏa thuận) cũng tăng 1%.

Nhà đầu tư nước ngoài tăng quy mô bán ròng tuần này với giá trị -5.525 tỷ trên sàn HOSE, tập trung ở các cổ phiếu đầu ngành như FPT (-1.797 tỷ), VHM (-716 tỷ), HPG (-459 tỷ), VNM (-420 tỷ), VRE (-382 tỷ), VCB (-289 tỷ), MWG (-277 tỷ), VIC (-222 tỷ)... mua ròng MBB (+347 tỷ), HAH (166,5 tỷ), MSN (160,4 tỷ), FRT (100,4 tỷ)...

Ngược lại trên sàn HNX khối này tăng mua ròng với giá trị 48,9 tỷ đồng, tập trung mua ròng vào các mã IDC (+111,9 tỷ), MBS (+59,6 tỷ), PVS (+47,7 tỷ), TIG (10 tỷ)... bán ròng LHC (-127,1 tỷ), SHS (-14,9 tỷ), DTD (-14,6 tỷ)...

Trong tuần qua, nhiều nhóm cổ phiếu giảm giá mạnh hơn so thị trường chung như, nổi bật như dầu khí BSR (-3,8%), PVC (-3,7%), PLX (-2,41%), PVD (-1,58%), PVS (-0.46%)…

Nhóm bảo hiểm cũng nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh với BVH (-4,09%), BMI (-3,43%), MIG (-2,55%). Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giao dịch không mấy tích cực với HDG (-4,84%), NVL (-4,07%), VHM (-2,05%), NLG (-1,29%), DIG (-0,9%)...

Nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống trong tuần này có sự điều chỉnh, tiêu biểu là SAB (-6,63%), VNM (-2,36%), DBC (-0,42%), trong khi đó MSN tăng nhẹ (+0,52%)... Các cổ phiếu ngành du lịch có sự phân hóa khi HVN vẫn tăng giá xuất sắc +5,52%, trong khi đó VJC (-3,85%), SKG (-2,36%)...

Tuy nhiên vẫn nhiều nhóm cổ phiếu có diễn biến tích cực, đó là nhóm ngân hàng với VPB (+3,89%), TPB (+3,08%), MBB (+2,9%), LPB (+5,16%)...Nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục có tuần tăng điểm với nhiều đại diện nổi bật như FPT (+6,85%), ELC (+6,96%), CMG (+2,34%), ITD (4,53%)…

Các cổ phiếu chứng khoán với thông tin tích cực về việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước họp với một số công ty chứng khoán về vấn đề nâng hạng thị trường có tuần giao dịch với nhiều mã trong sắc xanh như SSI (+1,83%), HCM (+0,7%), VCI (+1,34%), MBS (+2,11%), SHS (+0,54%)...

Một số cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ cũng có diễn biến khá tích cực như MWG (+1,45%), PNJ (+3,73%%), FRT (+2,35%)... Nổi bật với nhiều mã tăng trần trong phiên cuối tuần với thông tin Hội nghị Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tiêu thụ xi măng theo chỉ đạo của Chính Phủ, nhóm cổ phiếu xi măng có tuần tăng điểm với nhiều mã như HT1 (+7,14%), BCC (+10,98%), BTS (+11,11%), HOM (+9,76%)...

anh-chup-man-hinh-2024-06-15-luc-124018-6760.png
Diễn biến VN-Index trong thời gian qua

Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục xem xét bán

Chứng khoán SHS

Sau tuần tăng điểm trước, thị trường đã trải qua tuần giao dịch nhiều biến động khi các phiên trong tuần VN-Index hướng đến vùng kháng cự tâm lý mạnh 1.300 điểm với khối lượng giao dịch dưới mức trung bình. Sau đó VN-Index chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần khi gặp kháng cự tại đường xu hướng trung hạn.

Kết tuần, VN-Index giảm 0,60% so với tuần trước về mức 1.279,91 điểm, dưới vùng giá 1.282 - 1.287 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất phiên giảm điểm mạnh 15/4/2024 cũng như đỉnh giá tháng 9/2022. VN30 tăng 0,64% lên mức 1316,46 điểm, vượt lên giá cao nhất tháng 3/2024.

Trong ngắn hạn, thị trường đã chịu áp lực bán khá mạnh, nhất ở ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình nhỏ khi VN-Index gặp vùng kháng cự đường xu hướng trung hạn 1.300 - 1.320 điểm và là vùng giá cao nhất tháng 6, 8/2022.

Dưới áp lực điều chỉnh khá mạnh trong phiên cuối tuần xu hướng ngắn hạn của VN-Index tiếp tục quay trở lại dao động trong vùng 1.250 - 1.300 điểm. Trong đó điểm cân bằng là vùng giá quanh 1.280 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên của VN- Index.

Trường hợp tích cực VN- Index phục hồi tốt ở vùng 1.280 điểm thì vẫn có thể kỳ vọng quay trở lại vùng kháng cự 1.295 điểm, tương ứng giá cao nhất tháng 3/2024 và 8/2022.

Xu hướng trung hạn VN-Index vẫn tích lũy tích cực trong kênh 1.180 - 1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.300 -1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 6, 8/2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245 -1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.

Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục xem xét bán, giảm tỷ trọng đối với các mã đã đạt kỳ vọng, hoặc cơ cấu bán các mã yếu kém nếu có. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỷ trọng mới, cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quý 2 và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành, khi quý 2/2024 đang dần kết thúc.

Nhà đầu tư cần thận trọng và tránh rơi vào trạng thái quá mua

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường sụt giảm mạnh sau ít phiên giằng co tại vùng 1.300 điểm. Nhịp giảm nhanh đã lấy mất ngưỡng 1.293 điểm và đưa thị trường đóng cửa dưới ngưỡng 1.285 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung chủ động hơn và gây áp lực lớn lên thị trường.

Tín hiệu suy yếu hiện tại đang cho thấy động thái vượt đỉnh cũ 1.293 điểm không thành và có thể gây rủi ro cho thị trường trong ngắn hạn. Hiện tại, thị trường đã lùi về vùng MA(20), 1.279 điểm, nên có khả năng sẽ có nhịp hồi phục kỹ thuật khi bước vào tuần giao dịch mới để kiểm tra lại nguồn cung tại vùng 1.285 – 1.293 điểm.

Do vậy, nhà đầu tư cần thận trọng và tránh rơi vào trạng thái quá mua. Đồng thời có thể cân nhắc nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Tránh mua đuổi trong các phiên hồi phục sớm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Việc hình thành mẫu nến “Marubozu” giảm điểm, đi kèm thanh khoản tăng khá mạnh cho thấy áp lực phân phối giá thấp đã trở nên rõ ràng hơn. Sau chuỗi tăng và phân hóa, chớm vượt mốc kháng cự tâm lý 1300 điểm, thì tín hiệu này có ý nghĩa khá tiêu cực với xu hướng ngắn hạn của chỉ số.

Mặc dù nhiều khả năng VN-Index sẽ cho phản ứng hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 1270, rủi ro chỉ số có thể sớm đảo chiều sau đó đang có phần lấn át hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các phiên hồi phục sớm, ưu tiên bán chốt lời các vị thế trading đã mở và hạ tỷ trọng danh mục xuống ngưỡng an toàn khi chỉ số tiếp cận các vùng kháng cự.

VN-Index trở lại vùng 1.275 – 1.285

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong ngắn hạn, VN-Index có thể trở lại giao dịch trong vùng 1.275 – 1.285.

Chỉ số kỳ vọng sẽ sớm thiết lập đà tăng giá trở lại

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Đà tăng vừa hình thành khi vượt đỉnh đã bị dập tắt và chỉ số quay trở lại vùng đi ngang tích lũy trước đó quanh khu vực 1.250 – 1.280 điểm. Vùng hình thành đỉnh năm nay được thiết lập vào giữa tháng 3 vẫn là kháng cự trước mắt của chỉ số cần phải chinh phục trong thời gian tới.

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, áp lực bán dự báo vẫn gia tăng đầu phiên nhưng kỳ vọng chỉ số sẽ sớm cân bằng trở lại về cuối ngày. Xu hướng ngắn hạn hiện tại của VN-Index quay trở lại vùng đi ngang tích lũy trước đó. Chỉ số kỳ vọng sẽ sớm thiết lập đà tăng giá trở lại.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Có thể bạn quan tâm