VNPT-VCI chiến thắng tại Security Bootcamp 2022

Mới đây, sự kiện Security Bootcamp 2022 được tổ chức tại Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của 13 đơn vị đầu ngành an toàn thông tin (ATTT). Đội VNPT-VCI thuộc Tập đoàn VNPT đã xuất sắc giành chiến thắng chung cuộc với 5.150 điểm.
Ba đội thi giành chiến thắng tại Đấu trường ATTT tại sự kiện Security Bootcamp 2022. (Ảnh: ictvietnam.vn)
Ba đội thi giành chiến thắng tại Đấu trường ATTT tại sự kiện Security Bootcamp 2022. (Ảnh: ictvietnam.vn)

Tròn 10 năm kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2012, Security Bootcamp 2022 là sự kiện ATTT uy tín được bảo trợ bởi Cục ATTT - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh, được tổ chức bởi Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng các đơn vị. Hoạt động chính của chương trình gồm: Hội thảo chuyên môn về ATTT; đấu trường ATTT.

Đấu trường ATTT là cuộc thi có sự tham gia của rất nhiều các đơn vị đầu ngành ATTT (Viettel, VNPT, HPT Vietnam, Vietcombank...), được đánh giá là phần mang lại nhiều cảm xúc nhất chương trình.

Mỗi năm, Ban tổ chức sẽ ra đề thi để các đội tham gia thi đấu. Năm nay, bên cạnh giải đề, đấu trường ATTT có thêm phần diễn tập thực chiến, tạo nên điểm nhấn cho sự kiện, đồng thời cũng là thử thách mới cho các đội thi.

Theo ban tổ chức, sự kiện Security Bootcamp 2022 được diễn ra không chỉ là nơi để chia sẻ về các vấn đề nóng trong ngành, mà còn là nơi để các đơn vị cọ sát, thể hiện năng lực chuyên môn của mình tại đấu trường an toàn thông tin (ATTT).

Sau nhiều giờ thi đấu cam go giữa 13 đội thi, đội VNPT-VCI thuộc Tập đoàn VNPT đã xuất sắc giành chiến thắng chung cuộc với 5.150 điểm, bảo vệ thành công chức vô địch 2 năm liên tiếp. Viettel và Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) là 2 đội về Nhì - Ba cũng đã thi đấu hết mình và đạt được số điểm sát sao là 4750 điểm.

Bên cạnh đó, hội thảo chuyên đề về ATTT tại sự kiện cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Các đơn vị đã có cơ hội chia sẻ, lắng nghe và giải đáp các vấn đề xung quanh lĩnh vực ATTT. Hội thảo cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhận ra vấn đề và nhanh chóng bắt tay vào việc khắc phục những lỗ hổng bảo mật của các thiết bị IoT trước khi doanh nghiệp gặp phải những thiệt hại nghiêm trọng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...