Vợ Phó Tổng giám đốc LPBank hoàn tất bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu LPB

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, vợ Phó Tổng Giám đốc LienVietPostBank đăng ký bán 2,2 triệu cổ phiếu LPB từ ngày 21/4-28/5...
Vợ Phó Tổng giám đốc LPBank hoàn tất bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu LPB

Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), bà Phạm Thị Thanh Thuỷ, vợ của ông Bùi Thái Hà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã bán thành công 2,23 triệu cổ phiếu LPB.

Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh, thời gian từ ngày 21/4 đến ngày 9/5. Ước tính với mức giá dao động trong khoảng thời gian này, bà Thuỷ có thể thu về hơn 30 tỷ đồng sau giao dịch.

Trước đó, bà Thuỷ đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phiếu sở hữu hơn 2,23 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,13%, tuy nhiên số khớp lệnh vẫn còn dư gần 4.000 cổ phiếu. Trong khi đó, ông Bùi Thái Hà hiện đang nắm giữ 835.416 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,048%.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều ngày 22/5, thị giá cổ phiếu LPB đang ghi nhận ở mức 14.200 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng hơn 24.533 tỷ đồng.

Vợ Phó Tổng giám đốc LPBank hoàn tất bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu LPB
Diễn biến cổ phiếu LPB trong thời gian qua

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt trước đây thường được biết đến với tên viết tắt là LienVietPostBank. Cách đây không lâu, ngân hàng này cho biết đã nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép ngân hàng đổi tên viết tắt tiếng Anh từ LienVietPostBank thành LPBank.

Đây là một sự kiện quan trọng của ngân hàng, việc đổi sang tên viết tắt mới - LPBank - được đánh giá là nắm bắt đúng xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay, tên viết tắt rút gọn nhất có thể, dễ đọc, dễ nhớ.

Cùng với việc đổi tên này, ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank, cho biết ngân hàng cũng đặt mục tiêu chiến lược thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, từng bước trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường trong giai đoạn 2023-2028.

Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện thay đổi toàn diện hệ thống logo và nhận diện thương hiệu thành LPBank nhằm đồng bộ hóa các dịch vụ, sản phẩm.

Về hoạt động kinh doanh, năm nay, ban lãnh đạo LPBank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến tăng 11,4%, đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn thị trường 1 (khách hàng tổ chức và cư dân), dư nợ tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng lần lượt 17,9% và 16%, đạt 295.740 tỷ đồng và 273.490 tỷ đồng.

Với kết quả này, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023.

Kết thúc quý 1, ngân hàng thu về tổng cộng 1.565 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.243 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3, quy mô tổng tài sản của LPBank đạt khoảng 337.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 242.116 tỷ đồng, tăng 2,8%, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 1,45%.

Về phía nguồn vốn, tính đến cuối quý 1, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đạt 227.283 tỷ đồng, tăng 5,2% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn đạt 11.879 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng tiền gửi.

Xem thêm

Em rể “bầu Thụy” đầu quân cho LienVietPostBank

Em rể “bầu Thụy” đầu quân cho LienVietPostBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán: LPB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng lao động với người có liên quan của người nội bộ…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...