Vốn hóa Vietcombank sắp chạm mốc 20 tỷ USD, cổ phiếu VCB lập đỉnh mới

Trong phiên giao dịch ngày 5/6, khi cổ phiếu VCB gây bất ngờ khi thiết lập đỉnh mới khi tăng gần 3,9% lên 98.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường của Vietcombank đạt khoảng gần 467.000 tỷ đồng...
cổ phiếu VCB

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một phiên giao dịch ngày 5/6 khá tích cực với sự hỗ trợ lớn từ phía các cổ phiếu ngân hàng, trong đó điểm tựa chính là cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,98 điểm lên 1.097,82 điểm, mức tăng gần 3,3% lên 98.000 đồng/cổ phiếu của VCB đã đóng góp hơn 3,7 điểm tăng cho chỉ số.

Diễn biến tích cực của VCB đã có ngay từ phiên sáng, thậm chí có thời điểm cổ phiếu này đã thiết lập mức đỉnh mới khi tăng 3,9% lên mức 98.000 đồng/cổ phiếu. So với vùng đáy tháng giữa 10/2022, vốn hóa thị trường Vietcombank đã tăng thêm gần  173.200 tỷ đồng (khoảng 7,3 tỷ USD), đạt xấp xỉ 467.000 tỷ đồng (khoảng 19,9 tỷ USD). 

Mới đây, ngân hàng Vietcombank đã thông báo công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận cho ngân hàng này tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên Vietcombank năm 2022 đã thông qua phương án phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1%, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng. Dự kiến sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, Vietcombank sẽ vượt VietinBank và BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ hai hệ thống, chỉ sau VPBank.

cổ phiếu VCB
 Diễn biến giá cổ phiếu VCB trong thời gian qua

Theo Vietcombank, việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính quý 1, lợi nhuận hợp nhất trước thuế và sau thuế của Vietcombank đạt 11.221 tỷ đồng và 8.992 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, không nằm ngoài xu hướng chung của toàn ngành, nợ xấu của Vietcombank cũng tăng. Nợ xấu của Vietcombank tính đến ngày 31/3/2023 tăng hơn 27% so với hồi cuối năm 2022, lên 9.942 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên 0,85%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Nasdaq và S&P 500 giảm do sức ép từ ngành công nghệ

Chỉ số Nasdaq và S&P 500 đồng loạt giảm điểm do sự suy yếu của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi chỉ số Dow Jones tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh với thanh khoản bị thu hẹp…

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Từ ngày 1/7, hàng loạt công ty chứng khoán điều chỉnh tăng phí dịch vụ do nhiều loại hình giao dịch bắt đầu chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo quy định mới, khiến nhà đầu tư đối mặt với chi phí cao hơn khi tham gia thị trường...

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

S&P 500 và Nasdaq thiết lập mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại và đánh dấu quý tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm nhờ sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất…

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Sau cú tăng tốc ấn tượng của cổ phiếu MSN, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chính thức trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes với tài sản ước tính 1,1 tỷ USD, đánh dấu màn tái xuất ngoạn mục sau nhiều lần "ra vào" bảng xếp hạng...