Vốn ngoại vào ngân hàng Việt sẽ bùng nổ trong năm 2022?

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2022 sẽ không còn tấp nập các thương vụ mua bán công ty tài chính của các ngân hàng mẹ như năm 2021, song các thương vụ thoái vốn ở công ty con, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ bùng nổ.
Vốn ngoại vào ngân hàng Việt sẽ bùng nổ trong năm 2022?

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu của cá nhân nước ngoài tại ngân hàng là 5% vốn điều lệ, với tổ chức là 15%, còn với nhà đầu tư chiến lược là 20%. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ nhà băng. Đồng thời tỷ lệ sở hữu tối đã của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại là 30%.

Quy định này được cho là đang làm khó các nhà băng trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược. Nhiều ngân hàng thương mại cho biết, việc lựa chọn đối tác chiến lược đã khó, đến khi tới được vòng đàm phán lại "vướng" các điều kiện giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.

Do vậy, một số ngân hàng thường phải khoá "room" ngoại để "giữ chỗ" nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Như tại VPBank, sau 8 năm chia tay với nhà đầu tư chiến lược OCBC, cũng đang tìm đối tác mới và khóa "room" ở mức 15% trong năm nay. Tương tự, HDBank khóa "room" xuống 21,5%, VietCapitalBank khóa ở 5%...

Tuy nhiên, theo ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, ngành tài chính ở Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động M&A trong thời gian tới do số lượng ngân hàng tham gia thị trường vẫn lớn.

Hơn nữa, năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tập trung phục hồi nhanh nền kinh tế, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 của Chính phủ. 

Theo đó, các ngân hàng sẽ thực hiện kế hoạch phát triển của mình, trong đó tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để nâng cao tiềm lực, tăng sức cạnh tranh. Để làm được điều này, các ngân hàng mẹ sẽ đẩy mạnh thực hiện những thương vụ thoái vốn ở công ty con, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. 

Thực tế, trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã "rục rịch" tiến hành. Có thể kể đến như VietinBank đang trong quá trình thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty con, bao gồm VietinBank Leasing, Chứng khoán VietinBankSc, Công ty Quản lý quỹ VietinBank Capital.

Tương tự, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. 

Để giải quyết cơn khát vốn, Vietcombank cũng lên kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% vốn cho khối ngoại mà đối tượng hướng đến là đối tác chiến lược Mizuho Nhật Bản. Nếu năm 2022 thương vụ này thành công, Vietcombank sẽ thu xấp xỉ 30.000 tỷ đồng.

Loạt ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng cho biết đang tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài như: LienVietPostBank tiết lộ ngân hàng chuẩn bị bán 4,99% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài; SHB đã tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% để tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược; OCB cũng đang chuẩn bị bán tiếp 10% vốn cho đối tác nước ngoài. Thậm chí có những nhà băng room ngoại vẫn còn nguyên 30% như Nam A Bank.

Xem thêm

Rủi ro nào chờ đón các ngân hàng nếu “mở toang” room ngoại?

Rủi ro nào chờ đón các ngân hàng nếu “mở toang” room ngoại?

Liên quan đến câu chuyện Ủy ban chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng, nhiều chuyên gia và ngân hàng cho rằng quy định này sẽ mang đến nhiều rủi ro
Mở "bung" room ngoại: Cơ hội cho ai?

Mở "bung" room ngoại: Cơ hội cho ai?

Thời gian qua, các nhà quản lý muốn bỏ quyền định đoạt room ngoại của các DN đại chúng đang gây sự chú ý, đặc biệt là từ giới đầu tư tài chính. Việc “bung” room ngoại để thu hút vốn đầu tư là điều hợp lý nhưng dự thảo lại đang bỏ ngỏ khả năng DN... né!

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...