Mở "bung" room ngoại: Cơ hội cho ai?

Thời gian qua, các nhà quản lý muốn bỏ quyền định đoạt room ngoại của các DN đại chúng đang gây sự chú ý, đặc biệt là từ giới đầu tư tài chính. Việc “bung” room ngoại để thu hút vốn đầu tư là điều hợp lý nhưng dự thảo lại đang bỏ ngỏ khả năng DN... né!
Mở "bung" room ngoại: Cơ hội cho ai?

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ năm 2021 quy định, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế (trừ một số ngành nghề điều ước quốc tế, pháp luật có quy định khác). So với quy định hiện hành tại Nghị định 60 năm 2015, nội dung mới này bỏ mất cụm từ “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”.

"Nút thắt" cản cơ hội

Lâu nay, những vấn đề liên quan đến room ngoại luôn là điểm trừ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đây cũng là một trong những“nút thắt”cản trở con đường nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Morgan Stanley Capital International (MSCI) hiện vẫn duy trì xếp hạng thị trường cận biên đối với thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng không được FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp.

Trong khi đó, tại báo cáo đánh giá triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi vừa công bố của của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, hiện nay, tỷ trọng thị trường Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index là 17,22%, lớn thứ 2 trong rổ chỉ số và chỉ xếp sau thị trường Kuwait (36,53%). Theo ước tính của MSCI, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ tăng lên 25,2% và số lượng cổ phiếu lên con số 16 khi Kuwait được nâng hạng thị trường Emerging Markets.

Các cổ phiếu Việt Nam hiện đang có trong danh mục của MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ được các quỹ ngoại theo dõi các chỉ số thị trường cận biên mua ròng sau khi Kuwait được nâng hạng lên thị trường mới nổi, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn đang chiếm tỷ trọng cao như VNM, VIC, VHM, MSN, VRE, HPG và VCB.

Theo VNDirect, điều này có thể giúp hàng trăm triệu USD đổ vào thị trường Việt Nam, quy mô của dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể còn lớn hơn, lên đến 200- 210 triệu USD nếu tính thêm đóng góp từ các quỹ chủ động.

Không riêng VnDirect, với kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong 2 đến 3 năm tới, một số công ty chứng khoán cũng ước tính Việt Nam có thể hút dòng vốn ngoại lên tới 1,4 tỷ USD đến 1,9 tỷ USD nhờ được nâng hạng. Trong đó, khoảng 779 triệu USD đến 1.039 triệu USD sẽ đến từ các quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và chỉ số thị trường mới nổi của FTSE; và 670 triệu đến 891 triệu USD từ các quỹ đầu tư chủ động đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các thị trường mới nổi.

Giải mã điểm nghẽn

Nhằm tháo gỡ những tồn tại để tận dụng được tối đa hiệu quả của dòng vốn kể trên, tại Dự thảo Nghị định quy định chi thiết một số điều Luật Chứng khoán sửa đổi mới đây các nhà điều hành đã đưa vào đó quy định bãi bỏ quyền quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài của DN.

Theo bà Tạ Thanh Bình – Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, quy định mới vẫn kế thừa những nguyên tắc xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng theo cam kết quốc tế và pháp luật chuyên ngành nhưng giúp đảm bảo hơn nữa quyền của các cổ đông nước ngoài, tăng tính minh bạch của thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty đại chúng, giúp các nhà đầu tư nước ngoài chủ động chiến lược đầu tư, do đó tác động tích cực đến tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán.

Trong một toạ đàm mới đây về sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong giai đoạn “bình thường mới”, ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán cho biết, sở dĩ UBCKNN dự định bỏ quy định trên là bởi cơ quan này hướng tới sự minh bạch cho thị trường. “Các nhà đầu tư nước ngoài khi lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, họ phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường, phải trình các cấp. Tuy nhiên khi họ đã quyết định đầu tư vào một công ty nào đó nhưng đột nhiên công ty đó thắt lại room ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể nào tiếp cận được. Điều này sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở nên kém minh bạch trong mắt khối nhà đầu tư nước ngoài “, ông Hải cho biết.

Nếu các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán sửa đổi kịp có hiệu lực trong nửa đầu năm 2021 cùng với việc hoàn thành triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI trong kỳ đánh giá thị trường thường niên vào tháng 5/2021 - chuyên gia chứng khoán Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận kinh tế Vi mô và chiến lực thị trường của VNDirect cho biết. 

Nhiều chuyên gia chứng khoán cũng cho rằng, dự thảo Nghị định này lần này sẽ góp phần giải quyết triệt để nút thắt về vấn đề room ngoại trong quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi. Theo chuyên gia chứng khoán Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường của VNDirect, trong kịch bản lạc quan, nếu các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi kịp có hiệu lực trong nửa đầu năm 2021, cùng với việc hoàn thành triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán mới, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI trong kỳ đánh giá thị trường thường niên vào tháng 5/2021.

Sau đó, Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi trong kỳ đánh giá lại thị trường thường niên của MSCI vào tháng 5/2022, và việc nâng hạng sẽ chính thức có hiệu lực một năm sau đó vào tháng 6/2023.

Đừng để nhà đầu tư ngoại "ngán" 

Mở "bung" room ngoại: Cơ hội cho ai? ảnh 1

Thực tế, bài toán tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài không phải đến khi Luật chứng khoán sửa đổi được thông qua các cơ quan chức năng mới để tâm xử lý mà ngay tại quy định hiện hành (Nghị định 60/2015/NĐ-CP) đã có nhiều quy định rõ ràng về việc đảm bảo nguyên tắc xác định tỷ lệ sở hữu theo cam kết quốc tế và pháp luật chuyên ngành.

Việc cho phép tự định đoạt room ngoại (trừ những lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và một số ngành nghề theo quy định) cũng đồng nghĩa với việc DN có thể thoải mái đưa ra các định hướng, chính sách thu hút gián tiếp đầu tư nước ngoài. Hiện tại, không ít các DN đã thực hiện để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại lên mức tối đa (100%) như Vinamilk (mã: VNM), Nhựa Bình Minh (mã: BMP), Dược Hậu Giang (mã: DHG)...

Tuy nhiên, một số công ty đại chúng lại đi ngược xu thế khi thực hiện thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp hơn mức quy định, thậm chí có trường hợp nghị quyết đại hội cổ đông đã thống nhất giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài về mức 0% gây ảnh hưởng đến hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với những DN có xu thế "né" vốn ngoại như trên thì ngay cả khi quy định "mở bung" tỷ lệ sở hữu nước ngoài được thông qua thì họ vẫn có thể có chiêu "lách luật". Theo đó, họ có thể thực hiện bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hạn chế tối đa sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Về lo ngại này, đại diện cho UBCKNN ông Bùi Hoàng Hải cho biết, về mặt pháp lý, quy định mới được căn cứ vào 2 luật là Luật đầu tư và Luật DN. Để đảm bảo tính đồng bộ giữa các Luật thì các cơ quan chức năng liên quan sẽ không được đưa ra các điều kiện tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, các quy định về hạn chế phải được quy định tại các văn bản thuộc cấp Chính phủ.

“Tất nhiên, trường hợp các DN tìm cách "lách luật" cũng vẫn có thể xảy ra nhưng trong tương lai danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể bị thu hẹp và cụ thể hơn hiện tại", ông Hải nhận định. Nhìn chung, lợi ích của việc “bung” room ngoại là điều không thể phủ nhận bởi tính linh hoạt được xem là bước đột phá lớn trong chính sách thu hút gián tiếp đầu tư nước ngoài, vừa đảm bảo tính “lỏng” và tính “chặt” trong thu hút vốn nước ngoài. Tuy nhiên, quy định nào cũng có “hai mặt của đồng xu”.

Xem thêm

Vinaconex nới room ngoại lên 49%

Vinaconex nới room ngoại lên 49%

Tổng CTCP Vinaconex (Mã: VCG) vừa công bố thông tin về việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại doanh nghiệp lên 49%.
Room ngoại của Vietinbank đang "hở" hơn 28,4 triệu cổ phiếu

Room ngoại của Vietinbank đang "hở" hơn 28,4 triệu cổ phiếu

Kết phiên giao dịch ngày 13/11,cổ phiếu CTG của Vietinbank bất ngờ giao dịch thỏa thuận gần 57,4 triệu đơn vị ở giá 21.500 đồng/cp, tương đương 1.234 tỷ đồng. Đây là giao dịch bán ra của khối ngoại, nhưng khối này đã mua vào gần 29 triệu cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...