Vụ sữa Dutch Lady kém chất lượng: Bộ Công thương vào cuộc tiếp nhận khiếu nại từ người tiêu dùng

Bộ Công thương đã có phản hồi về đơn phản ánh của chị Nguyễn Phương Thảo (quận Ba Đình, Hà Nội) “tố” sản phẩm sữa Dutch Lady kém chất lượng.

Sau khi chị Nguyễn Phương Thảo (quận Ba Đình, Hà Nội) có đơn phản ánh vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng gửi tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) “tố” sản phẩm sữa Dutch Lady kém chất lượng, ngày 22/11/2021, Bộ Công thương đã có phản hồi về việc tiếp nhận thông tin phản ánh/khiếu nại của người tiêu dùng.

Liên quan đến vụ việc chị Nguyễn Phương Thảo (ngụ tại quận Ba Đình, Hà Nội) mua phải sản phẩm sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady loại 180ml kém chất lượng về cho con gái 5 tuổi sử dụng khiến cháu bé có dấu hiệu bị ảnh hưởng sức khoẻ, ngày 12/11/2021, chị Thảo đã có đơn phản ánh vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng gửi tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương.

Ngay sau đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã có sự vào cuộc rất kịp thời và sát sao nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Qua kiểm tra hộp sữa Dutch Lady, chị Thảo nhận thấy dù sữa bên trong đã bị hỏng, mùi hôi bốc ra nồng nặc nhưng bao bì bên ngoài hộp lúc này vẫn được dán kín và hoàn toàn không hề bị thủng, hở.

Qua kiểm tra hộp sữa Dutch Lady, chị Thảo nhận thấy dù sữa bên trong đã bị hỏng, mùi hôi bốc ra nồng nặc nhưng bao bì bên ngoài hộp lúc này vẫn được dán kín và hoàn toàn không hề bị thủng, hở.

Ngày 22/11/2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng xác nhận: Cục đã nhận được thông tin phản ánh/khiếu nại của người tiêu dùng Nguyễn Phương Thảo. Để thuận tiện cho việc tư vấn, hỗ trợ và giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, Cục đề nghị người tiêu dùng bổ sung một số thông tin, tài liệu và gửi về Tổ tư vấn, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương (tầng 5, Trụ sở số 25 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Với mong muốn quyền lợi chính đáng của mình và hàng triệu người tiêu dùng nói chung phải được tôn trọng và bảo vệ kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật; cùng với đó là nguyện vọng sớm nhận được một câu trả lời thoả đáng từ Công ty FrieslandCampina Việt Nam, chị Thảo cho biết chị sẵn sàng đi tới cùng trong sự việc này. Dù rằng, đã hơn hai tháng trôi qua, chị Thảo và gia đình không hề nhận được bất cứ một lời xin lỗi nào từ phía nhà sản xuất.

Theo chị Thảo, hộp sữa Dutch Lady mà chị đã mua về sử dụng dù là sản phẩm có giá trị không lớn nhưng lại là “hàng hoá có khuyết tật”, không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hơn nữa, hầu hết đối tượng sử dụng sữa Dutch Lady đều là trẻ em – những người rất dễ bị tổn thương về mặt sức khoẻ, vì vậy mà hậu quả sẽ là rất khôn lường nếu như những đứa trẻ non nớt không may uống nhầm phải những sản phẩm sữa kém chất lượng như vậy.

Được biết, ngày 9/9/2021, chị Thảo mua 1 lốc gồm 4 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường Dutch Lady loại 180ml (hạn sử dụng đến ngày 9/10/2021) do Công ty FrieslandCampina Việt Nam sản xuất về cho con gái uống. Ngày 11/9/2021, cháu bé 5 tuổi lấy hộp sữa cuối cùng trong lốc ra để uống thì nhận thấy sữa trong hộp đã bị hỏng, không uống được.

Qua kiểm tra, chị Thảo nhận dù sữa trong hộp có dấu hiệu bị hỏng nhưng bao bì bên ngoài lúc này vẫn được dán kín và hoàn toàn không có dấu hiệu bị thủng, hở. Cắt phần miệng hộp ra xem, chị Thảo phát hiện sữa bên trong đã bị nổi váng bám đầy trên thành hộp, phần sữa dưới đáy hộp cũng đã bị vón cục gần hết, bốc mùi hôi nồng nặc. Chỉ một thời gian ngắn sau khi uống phải sữa Dutch Lady kém chất lượng, con gái chị Thảo có dấu hiệu bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá và được gia đình cho uống thuốc để điều trị.

Chị Thảo cho rằng, việc Công ty FrieslandCampina Việt Nam khẳng định các yếu tố khách quan và côn trùng chính nguyên nhân khiến hộp sữa Dutch Lady có chất lượng kém là không thoả đáng và rất bất hợp lý.

Chị Thảo cho rằng, việc Công ty FrieslandCampina Việt Nam khẳng định các yếu tố khách quan và côn trùng chính nguyên nhân khiến hộp sữa Dutch Lady có chất lượng kém là không thoả đáng và rất bất hợp lý.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị Thảo đã lập tức phản ánh sự việc tới nhà sản xuất và bàn giao hộp sữa nói trên cho đại diện nhãn sữa. Ngày 23 và 27/9/2021, chị Thảo nhận được hai thư phúc đáp từ Công ty FrieslandCampina Việt Nam do ông Trần Vũ Hoài – Giám đốc Đối ngoại ký; trong đó có những nội dung khẳng định: do việc bảo quản, vận chuyển trên thị trường chưa thật tốt nên hộp sữa Dutch Lady đã bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài bao bì. Kết quả kiểm tra trên mẫu hộp sữa mà khách hàng cung cấp ngày 22/9/2021 cho thấy, trên mẫu bao bì này có vết côn trùng cắn ngay vị trí góc đáy hộp. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng “vón cục, vị chua và có mùi hôi” như khách hàng đã phản ánh. 

Cho rằng những lời giải thích về nguyên nhân khiến hộp sữa Dutch Lady bị hỏng từ phía Công ty FrieslandCampina Việt Nam là không thoả đáng và bất hợp lý, chị Thảo bức xúc cho biết: “Mỗi khi có sự cố xảy ra, nhà sản xuất sữa Dutch Lady luôn dùng cách thức quen thuộc là đổ lỗi cho các yếu tố khách quan; và giờ thậm chí còn đổ luôn được lỗi do côn trùng. Tôi không nghĩ một công ty lớn, chuyên kinh doanh các sản phẩm sữa dành cho trẻ em mà lại có cách hành xử kém như vậy. Việc uống phải hộp sữa hỏng đã khiến sức khoẻ con gái tôi bị ảnh hưởng. Nếu bao bì hộp sữa bị hở do côn trùng cắn thì chất lỏng bên trong đã bị rò rỉ ra ngoài và khi mua hàng, tôi cũng sẽ không bao giờ chọn mua sản phẩm kém chất lượng như vậy”.

Xem thêm

Lạc vào "ma trận" đồ gia dụng inox kém chất lượng

Lạc vào "ma trận" đồ gia dụng inox kém chất lượng

Ngoài thực phẩm bẩn, đồ gia dụng “bẩn” dùng hàng ngày cũng đang gây ra những hiểm hoạ bệnh tật cho người sử dụng. Thế nhưng, sự mập mờ trong quảng bá thông tin về sản phẩm của một số doanh nghiệp khiế

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…