WB: Xuất khẩu của Việt Nam đang giảm tốc

Theo báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, hiện nay nhiều ngành hàng, lĩnh lực có xu hướng giảm xuống như sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, xuất nhập khẩu.

Cụ thể, WB cho biết, đối với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đều giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021, lần lượt 8,4% và 7,2% trong tháng 11/2022 (so cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu giảm đồng loạt, một phần do sức cầu cầu bên ngoài yếu đi và hiệu ứng xuất phát điểm cao so với tốc độ tăng ngoại lệ vào tháng 11/2021 nhờ nền kinh tế được mở cửa lại sau nhiều tháng giãn cách (tăng lần lượt 26,3% và 24,1% trong tháng 11/2021 so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu chủ lực đều giảm mạnh so với năm trước đó, ngoại trừ kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu, tăng 61,7% trong tháng 11/2022 (so cùng kỳ năm trước).

Đới với sản xuất công nghiệp, thì chỉ số chỉ tăng 5,3% trong tháng 11 (so với cùng kỳ năm ngoái) và tăng 6,3% trong tháng 10 (so với cùng kỳ so với cùng kỳ năm ngoái) là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2022.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm đà phần nào là do hiệu ứng xuất phát điểm cao. Thực chất chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi từ mức -1,8% trong tháng 10/2021 (so với cùng kỳ năm ngoái) lên 8,2% trong tháng 11/2021, sau khi quốc gia mở cửa lại sau một giai đoạn giãn các Covid-19 kéo dài, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, sức cầu bên ngoài yếu đi cũng là một yếu tố đóng góp quan trọng, khi nhu cầu của thị trường xuất khẩu chủ lực đã và đang suy giảm. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo sản xuất chế biến lần đầu tiên bị trượt về vùng suy giảm (dưới 50 điểm), kể từ tháng 10/2021. Giảm từ 50,6 điểm trong tháng 10/2022 xuống còn 47,4 trong tháng 11. Điều này cho thấy điều kiện sản xuất kinh doanh trong tháng 11 đã xấu đi so với các tháng trước đó.

Thực tế, tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm về tổng thể cho thấy sự khác biệt về kết quả ở các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, sản xuất sản lượng máy tính, sản phẩm điện tử và quang học phục hồi, tăng từ 2,6% trong tháng 10 lên 5,6% trong tháng 11. Sản lượng máy móc cũng phục hồi từ mức 9,8% lên 17,2%. Bên cạnh đó, sản lượng may mặc giảm từ 5,5% trong tháng 10, xuống còn 2,2% trong tháng 11.

Xuất khẩu giảm tốc
Xuất khẩu của Việt Nam giảm do cầu bên ngoài yếu

Về doanh số bán lẻ giảm từ 20,7% trong tháng 10 xuống 17,5% trong tháng 11, đặc biệt, tốc độ tăng trưởng giảm liên tục trong ba tháng qua. Mặt khác, lý do giảm phần nào do hiệu ứng xuất phát điểm thấp liên quan đến giãn cách Covid-19 trong quý 3/2021 đang yếu dần.

Báo cáo chỉ ra, tốc độ phục hồi tiêu dùng trong ba quý đầu năm có đang giảm xuống. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 10,7% so với khoảng 12% thời kỳ trước đại dịch. Doanh số dịch vụ ăn uống và lưu trú tăng 5,3% trong tháng 11/2022 so với trước đại dịch. Tuy nhiên, doanh số dịch vụ lữ hành vẫn thấp hơn 37% so với tháng 11/2019.

Mặc dù, du lịch quốc tế tiếp tục phục hồi nhưng số lượt khách du lịch vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khi khủng hoảng Covid-19. Quốc gia đón được gần 600.000 lượt khách quốc tế trong tháng 11, cao hơn 23,2% so với tháng 10, nhưng chỉ bằng 1/3 so với số liệu tháng 11 năm 2019. Lý do một phần là do khách Trung Quốc quay lại chậm, trong khi bình quân chiếm đến 32% tổng lượt khách quốc tế trong năm 2019, so với 7,2% trong 11 tháng đầu năm 2022 và 2,6% trong tháng 11/2022.

Xem thêm

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế

Trong công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng chỉ đạo cần có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...