Vượt qua cơn bão kinh tế, các quỹ phòng hộ thế giới tăng trưởng mạnh mẽ

Khoảng 15.000 quỹ phòng hộ trên thế giới quản lý khoảng 4,5 nghìn tỷ USD tài sản cho khách hàng của họ, vượt qua các biến động của thế giới để đảm bảo lợi nhuận.

Hình ảnh dưới đây phân tích 20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới về mặt tài sản đang quản lý, theo dữ liệu từ Pensions & Investments.

20 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới

Nhìn chung trong top 20, 70% các quỹ phòng hộ có trụ sở tại Bắc Mỹ, số còn lại thuộc Vương quốc Anh. Đặc biệt, nhiều quỹ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Bridgewater Associates, Man Group và Renaissance Technologies là ba cái tên vẫn giữ vững vị trí của mình trên bảng xếp hạng so với năm ngoái.

Trong đó, vượt qua các quỹ phòng hộ khác, Bridgewater Associates là quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, quản lý hơn 126 tỷ đô la tài sản cho các khách hàng trên nhiều phạm vi như quỹ tài trợ của trường đại học, tổ chức từ thiện và ngân hàng trung ương của nước ngoài.

Bridgewater nhận thấy rằng các điều kiện thị trường hiện tại là "môi trường vĩ mô tuyệt vời với nhiều biến động đối với hầu hết các loại tiền tệ, lãi suất và chứng khoán ở 200 thị trường thanh khoản".

Với những tác động lạm phát chưa từng thấy kể từ những năm 1970, ông Kyle Delaney, chủ tịch kiêm giám đốc thương mại của Bridgewater cho biết: “Trong một môi trường có sự chuyển dịch từ tăng trưởng sang lạm phát, tốt hơn hết là bạn nên đa dạng hóa tài sản, khu vực địa lý và tiền tệ”.

Một nhân vật mới đáng chú ý trong cuộc khảo sát quỹ phòng hộ năm 2022 là Ruffer LLP, nhà quản lý vĩ mô và lợi nhuận tuyệt đối có trụ sở tại London, với AUM trị giá 31,7 tỷ USD, đưa công ty vào vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng của Pensions & Investments.

Trưởng phòng quốc tế và thể chế của Ruffer, ông Omar Kodmani cho biết các nhà đầu tư đánh giá cao tính nhất quán trong các chiến lược vĩ mô của Ruffer, đặc biệt là khi họ có thể kiếm tiền ở các thị trường đang đi xuống và mang lại “lợi nhuận hợp lý ở các thị trường lành tính và trong cả môi trường giảm phát và lạm phát”.

Ngoài ra, nhiều trong số các quỹ phòng hộ lớn này đã thăng hạng đáng kể so với bảng xếp hạng năm 2021. Dưới đây là thống kê tỷ lệ tăng trưởng tài sản quản lý so với năm ngoái của top 20 quỹ phòng hộ vừa rồi.

tỷ lệ tăng trưởng 20 quỹ phòng hộ

Brevan Howard, trụ sở tại Vương quốc Anh chứng kiến ​​mức tăng trưởng lên đến 46% của tài sản họ quản lý. Sự tăng trưởng đáng kể này đã giúp quỹ phòng hộ nhảy vọt từ vị trí thứ 26 lên vị trí thứ 19, với tổng tài sản quản lý tăng 7,353 tỷ USD so với năm trước.

Quỹ đầu tư Citadel cũng có sự vươn mình mạnh mẽ trong năm 2022 với tỷ lệ tăng trưởng ở mức 40,8%, đưa nó lọt vào top 5 quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới.

Ngược lại, TCI Fund Management với mức tăng trưởng âm 9,5% trong năm vừa rồi đã rớt khỏi top 5 quỹ phòng hộ lớn nhất xuống vị trí thứ 10, với tổng số tài sản quản lý giảm 3,8 tỷ USD so với 2021.

102 nhà quản lý quỹ phòng hộ tham gia cuộc khảo sát thường niên lần thứ 13 của Pensions & Investments có tổng tài sản quản lý trên toàn thế giới là 1,44 nghìn tỷ USD tính đến 30 tháng 6 năm 2022. Con số này tăng 8,3% so với tổng số 1,33 nghìn tỷ USD của quỹ phòng hộ ghi nhận vào 30 tháng 6 năm 2021.

Sự tăng trưởng của quỹ phòng hộ có thể không tương quan với thị trường rộng lớn hơn và không nhất thiết là một chỉ số của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, việc phân tích các chiến lược được sử dụng bởi các quỹ phòng hộ và hiệu suất của chúng thường có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hữu ích cho các nhà đầu tư.

Các quỹ phòng hộ về cơ bản là các khoản đầu tư được tập hợp lại bởi các khách hàng của quỹ. Sau đó, các nhà quản lý sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tạo ra lợi tức đầu tư, mua và bán các tài sản như cổ phiếu, hàng hóa, bất động sản, trái phiếu,... Bản thân quỹ kiếm tiền bằng cách tính phí cho khách hàng của họ và lấy phần trăm lợi nhuận kiếm được từ giao dịch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…