WHO cảnh báo Omicron gây quá tải hệ thống y tế nhiều quốc gia

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến thể Omicron có thể làm quá tải hệ thống y tế dù các nghiên cứu trước đây cho rằng biến thể mới có thể gây bệnh nhẹ hơn.

"Sự lây lan nhanh của biến thể Omicron vẫn sẽ dẫn đến số lượng lớn ca nhập viện, đặc biệt là ở người chưa tiêm chủng, và gây ra sự gián đoạn trên diện rộng đối với hệ thống y tế và các dịch vụ quan trọng khác", bà Catherine Smallwood - quan chức cấp cao thuộc WHO khu vực châu Âu - cho biết.

WHO cũng cảnh báo chống lại sự tự mãn dù các phát hiện sơ bộ cho thấy Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta.

Sự gia tăng các ca COVID-19 đang tàn phá thế giới, buộc nhiều nước phải siết các biện pháp phòng dịch vốn gây ảnh hưởng đến kinh tế để ngăn dịch lan rộng, theo Hãng tin AFP.

Để giảm bớt tác động kinh tế trong bối cảnh Omicron đang làm nhiều lao động Mỹ nghỉ ốm, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã giảm một nửa thời gian cách ly với những ca không triệu chứng.

Trong khi đó, tại châu Âu, Pháp yêu cầu các công ty phải cho nhân viên làm việc từ xa ít nhất 3 ngày/tuần. Đức hạn chế tiếp xúc khi cho đóng cửa các hộp đêm, cấm tụ tập quá 10 người, và buộc các trận thi đấu thể thao tổ chức không khán giả.

Ngày 28-12, Pháp, Vương quốc Anh, Hy Lạp và Bồ Đào Nha đều ghi nhận kỷ lục số ca mắc mới trong 24 giờ, trong đó Pháp báo cáo gần 180.000 ca mắc mới, và Vương quốc Anh ghi nhận trên 120.000 ca bệnh mới.

Cùng ngày, Hà Lan và Thụy Sĩ cho biết Omicron đã trở thành biến thể chiếm ưu thế tại các nước này. Phần Lan đã cấm người chưa tiêm chủng nhập cảnh nước này từ ngày 28-12. Thụy Điển và Đan Mạch yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính với du khách.

Tại châu Á, dù đối mặt với đợt bùng dịch ít ca nhiễm hơn châu Âu, song Trung Quốc vẫn tuân theo chiến lược "zero-COVID", phong tỏa cục bộ nhiều khu vực ở thành phố Diên An.

Hàng trăm ngàn người Diên An ở miền bắc Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa nói trên. Ngoài ra, 13 triệu người dân thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cũng đang cùng cảnh ngộ.

Ngày 28-12, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết nước này ghi nhận thêm 182 ca COVID-19 trong 24 giờ, bao gồm 180 ca tại tỉnh Thiểm Tây.

Cùng ngày, Myanmar xác nhận 4 ca đầu tiên mắc biến thể Omicron, là những người trở về từ Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Chỉ 1 trong 4 người nhiễm biến thể mới này là có triệu chứng, và tất cả bệnh nhân đều trong tình trạng sức khỏe tốt.

Mặt khác, Malaysia phát hiện 306 ca nghi nhiễm biến thể Omicron. Cụ thể, Viện Nghiên cứu y tế (IMR) của Malaysia đã tiến hành giải trình tự gene của 366 mẫu nhiễm COVID-19, và phát hiện 306 mẫu nghi nhiễm. Malaysia đang đợi kết quả xác nhận cuối cùng.

Từ đầu dịch đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 283 triệu ca bệnh, trong đó có hơn 5,4 triệu ca tử vong và hơn 251 triệu ca bình phục.

Xem thêm

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Omicron “viết lại” viễn cảnh Covid-19 cho năm 2022

Khi biến thể omicron ngày càng áp đảo tại châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia y tế và quan chức chính quyền đang phải viết lại những kỳ vọng của họ đối với phương thức kiểm soát đại dịch vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...