Xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023, chiều 4/11, đại diện Bộ Công thương cho biết, sẽ xây dựng giá điện phù hợp và quyết tâm không để tình trạng thiếu điện…

Quyết tâm không để tình trạng thiếu điện
Quyết tâm không để tình trạng thiếu điện

Để chủ động chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin rằng, Bộ Công thương có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề ra các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và đặc biệt là không để thiếu điện.

Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp: Bảo đảm đầy đủ nguồn cung ứng nhiên liệu đầu vào (than, khí, dầu cho sản xuất điện); đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình nguồn lưới điện, đặc biệt là các công trình trọng điểm như đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch- Phố Nối; đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy các tổ chức phát điện; điều độ vận hành hệ thống điện, huy động nguồn điện tối ưu, kỹ thuật, bảo đảm chi phí hợp lý; đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả.

Ngoài việc đảm bảo cung ứng điện, Bộ Công Thương cũng triển khai các giải pháp khá quan trọng, đó là công tác liên quan đến sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đây là việc rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay,…

Để đảm bảo cung ứng điện Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nâng cao công tác dự báo, xây dựng các kịch bản để đối phó với các tình huống khẩn cấp, cực đoan có thể xảy ra trong vận hành hệ thống điện; đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho đời sống sinh hoạt người dân.

Về cách tính giá điện, căn cứ vào Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định cụ thể về các phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân, bao gồm chi phí các khâu trong quá trình sản xuất cung ứng điện như phát điện, truyền tải điện, phân phối, bán lẻ, điều hành, quản lý ngành… đảm bảo phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chi phí đúng, đủ.

Các cơ chế điều hành, điều chỉnh mức giá bán điện bình quân thì đã được quy định rất rõ trong Quyết định 24 liên quan đến các nội dung như: Thông số đầu vào mà biến động làm cho giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với hiện hành thì sẽ được xem xét điều chỉnh tăng; và nếu giảm thì sẽ được xem xét điều chỉnh giảm tương ứng.

nguyensinhnhattan-1699102343920581941810.jpg
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Điện là loại hàng hóa có mặt trong hầu hết các mặt của đời sống kinh tế- xã hội, nên việc điều chỉnh điện sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội, nên Quyết định 24 cũng quy định cần phải báo cáo Thủ tướng có ý kiến, trong trường hợp ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, trong một số năm, giá điện đã được giữ ổn định để bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đời sống người dân.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã nghiên cứu sửa đổi Quyết định 24 để xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện với lộ trình phù hợp. Hiện nay Bộ Công Thương đã trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến việc thanh tra về cung ứng điện, Bộ Công Thương đã thanh tra và trên cơ sở thanh tra đã có kết luận thanh tra vào tháng 7 vừa qua. Trong đó, có nội dung rất quan trọng đó là công tác kiểm điểm. Vấn đề này Bộ Công Thương đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ giao cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua quá trình theo dõi, giám sát, Bộ Công Thương nhận thấy các tập đoàn, tổng công ty, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, và làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan được chỉ ra tại kết luận thanh tra.

Các hình thức đề xuất kỷ luật, nội dung này đã được báo cáo lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và theo chúng tôi được biết, Ủy ban đang chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Riêng về phía Bộ Công Thương cũng đã tổ chức kiểm tra và tiến hành kiểm điểm các đơn vị có liên quan trong Bộ Công Thương, các nội dung kết luận cũng kiến nghị Bộ Công Thương kiểm điểm một số đơn vị (khoảng 5 đơn vị).

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban quản lý vốn để triển khai các giải pháp, đặc biệt là chỉ đạo EVN để khắc phục các hệ quả, nhất là tìm các giải pháp để tránh lặp lại các sai sót đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra của Bộ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Vàng thế giới và trong nước đồng loạt rơi thẳng đứng

Giá vàng giảm mạnh vào thứ Tư, chịu áp lực từ sự tăng vọt của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Trong nước, vàng miếng và vàng nhẫn cũng lao dốc theo giá thế giới…