Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện trước 15/11

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân...

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện trước 15/11

Theo đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24/2017 bảo đảm theo đúng quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Dự thảo về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được yêu cầu báo cáo trước ngày 15/11/2023.

Cụ thể, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương hoàn thiện nội dung phương án điều chỉnh giá điện. Trong đó đánh giá kỹ tác động, nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời, khả thi hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách và các đối tượng yếu thế theo quy định của pháp luật. Phương án đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Lấy ý kiến các cơ quan liên quan, các đối tượng tác động, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình xây dựng phương án điều chỉnh giá điện, nhất là về cơ sở pháp lý, tạo sự đồng thuận của doanh nghiệp, người dân.

Dự thảo Quyết định số 24/2017 của Bộ Công thương đưa một số điểm mới như sau: Quy định về điều chỉnh giảm giá điện khi thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm từ 1% trở lên, thực hiện giảm giá điện.

Ngoài ra, về hồ sơ, phương pháp tính toán và số liệu sử dụng, dựa trên phương án giá điện hằng năm về báo cáo tài chính, báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện; kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm N-2 do đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện; sửa đổi, bổ sung phương pháp và công thức lập giá bán điện bình quân phù hợp với thiết kế thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Tiếp đó, trước ngày 25/1 hằng năm, EVN có trách nhiệm tính toán giá bán lẻ điện bình quân của năm căn cứ các số liệu nêu trên; bổ sung vai trò của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong bước kiểm tra, rà soát phương án giá và kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm, kiểm tra điều chỉnh giá điện.

Dự thảo cũng đề xuất chu kỳ điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng (thay vì 6 tháng như quy định hiện hành). Việc này cũng nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc điều chỉnh giá điện theo lộ trình, tránh giật cục.

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chung để thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện khi có chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc hỗ trợ giảm tiền điện như đã triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong 2 năm 2020 và 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).