Xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát tình trạng thuốc giả trên thị trường.
Xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 2881/VPCP-KGVX gửi Bộ Y tế về việc thông tin, báo chí và dư luận liên quan.

Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Văn phòng Chính phủ chuyển Báo cáo số 386/2022/TTĐT ngày 6/5/2022 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đến Bộ Y tế để nghiên cứu xử lý, trong đó lưu ý: Xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch 5K cho phù hợp với tình hình thực tế và kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát tình trạng thuốc giả trên thị trường.

Theo Báo cáo số 386/2022/TTĐT của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo VNExpress đề cập nhiều quy định phòng, chống COVID-19 như 5K, cách ly ca nhiễm, xét nghiệm khi nhập cảnh Việt Nam... đã không còn phù hợp thực tế, nhưng chưa được điều chỉnh. Một số ý kiến cho rằng hiện nay thông điệp 5K nên điều chỉnh còn khẩu trang và khử khuẩn là phù hợp. Tương tự, có ý kiến đề xuất nên dừng quy định người nhập cảnh Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính bằng PCR hoặc test nhanh cũng được cho là không cần thiết.

Báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng nêu: Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ngày 5/5/2022 cảnh báo về thuốc kháng virus molnupiravir giả phát hiện tại Thụy Sĩ, trên nhãn ghi nơi sản xuất Việt Nam.

Xem thêm

Đề xuất Covid-19 là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH

Đề xuất Covid-19 là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư bổ sung bệnh Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH bởi bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.