Xu thế chứng khoán ngày 12/5: Tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan hơn

Chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư đã lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại...
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 11/5, dưới ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu lớn, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh quanh vùng 1.060 điểm và kết phiên giao dịch giảm nhẹ 1,14 điểm (-0,11%) về mức 1.057,12 điểm. Độ rộng thị trường vẫn tích cực, giao dịch sôi động với 197 mã tăng điểm (19 mã tăng trần), 155 mã giảm điểm (02 mã giảm sàn) và 80 mã giá tham chiếu. 

HNX-Index duy trì tích cực tăng 0,52 điểm (0,24%) lên 214,41 điểm, độ rộng tích cực với 107 mã tăng điểm (13 mã tăng trần), 82 mã giảm điểm (05 mã giảm sàn) và 57 mã giữ giá tham chiếu. Thị trường phân hóa hơn khi nhiều mã chịu áp lực bán ngắn hạn.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 13.501,25 tỷ đồng tăng 5,02% so với phiên trước, cải thiện vượt mức trung bình thể hiện thị trường đang giao dịch sôi động trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều phiên bán ròng liên tiếp đã mua ròng trở lại trên sàn HOSE với giá trị 123,36 tỷ đồng, mua ròng trên HNX với giá trị 16,82 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là nhân tố chính ảnh hưởng lên chỉ số VN-Index khi đa phần điều chỉnh giảm nhẹ như LPB (-1,42%), ABB (-1,12%), VCB (-1,09%), TCB (-0,68%)...

Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục là tâm điểm của thị trường, giao dịch với thanh khoản cải thiện tốt, tăng giá tốt như QCG (+6,97%), VPH (+6,82%), DIG (+6,79%), CEO (+5,08%), NTL (+4,85%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục có diễn biến tích cực với thanh khoản đột biến mạnh trở lại với PVT (+2,20%), PVD (+2,06%), PVP (+1,57%)... ngoài cổ phiếu GAS (-1,07%) vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh kéo dài.

Các cổ phiếu nhóm khu công nghiệp, cao su bắt đầu chịu áp lực bán ngắn hạn, điều chỉnh sau nhiều phiên tăng giá như PHR (-1,06%), IDC (-1,00%), GVR (-0,89%), LHG (-0,73%), KBC (-0,72%)...

Nhóm cổ phiếu, đầu tư công, xây dựng phân hóa, nhiều mã tiếp tục tăng giá tốt thanh khoản gia tăng như CTD (+6,90%), BCC (+2,61%), PHC (+2,43%), PTB (+1,99%).. bên cạnh các mã điều chỉnh chịu áp lực điều chỉnh ở thanh khoản trung bình như KSB (--0,58%), FCN (-0,43%),  LCG (-0,40%...

Nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất sau thời gian tích lũy đang phục hồi tăng giá với thanh khoản cải thiện mạnh trở lại như DCM (+2,74%), DDV (+2,22%), BFC (+1,75%), DGC (+1,95%)....

Kiên nhẫn chờ đợi 

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, chứng khoán ngày 11/5, VN-Index có diễn biến rung lắc tích quỹ quanh khu vực kháng cự 1.060 điểm. Xét về khung đồ thị ngày, tuy VN-Index kết phiên hình thành nến đỏ giảm điểm nhưng vẫn đang có diễn biến khá tích cực khi tích lũy trong biên độ hẹp trên đường trung bình động MA20. 

Bên cạnh đó, đường trung bình động này cũng đang dần bẻ ngang và dần hướng lên trở lại. Tuy đường chỉ báo sức mạnh xu hướng DI+ đang ở mức cao nhưng chỉ báo ADX vẫn đang nằm ở vùng 15 cho thấy nhịp phục hồi sẽ diễn ra với các phiên giao dịch tăng giảm đan xen, kèm với sự phân hóa. 

Khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức dưới 40% tài khoản và chỉ gia tăng tỷ trọng đối với những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thu hút được lực cầu tốt. 

Thêm vào đó, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thêm từ 3, 5 phiên tới để thị trường xác nhận rõ xu hướng thay vì giải ngân sớm đối với những cổ phiếu vẫn đang nằm trong vùng tích lũy.

Có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên chứng khoán ngày kế tiếp, nhưng nhịp điều chỉnh có thể sẽ nhanh chóng kết thúc trong phiên. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên xu hướng tăng ngắn hạn chưa rõ ràng và dòng tiền sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt dòng tiền có thể sẽ chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. 

Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư đã lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Khuyến nghị tạm rút, ứng ngoài thị trường

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán ngày 11/5, sau nhịp tăng vào đầu phiên VN-Index dần hạ độ cao và có phần suy yếu về cuối phiên. Ngưỡng kháng cự gần quanh 1070 (+-5) đã cho phản ứng sớm và cản trở đà tăng của chỉ số.

Mặc dù cơ hội mở rộng nhịp hồi phục vẫn đang để ngỏ nhưng hiện VN-Index đang vận động ở điểm chính giữa của dải đi ngang và điều này khiến xu hướng ngắn hạn trở nên rất trung tính.

Với xu hướng giảm trong trung hạn vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, sự hình thành của 1 nhịp đi ngang kéo dài hơn 3 tháng đang dần tạo ra nhiều rủi ro hơn là cơ hội. Nhà đầu tư được khuyến nghị tạm rút ra, đứng ngoài thị trường hoặc chỉ tham gia trading (mua hỗ trợ, bán kháng cự) với 1 tỷ trọng thấp.

P/E của VN-Index hiện tại ở mức 14.4x

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam 

Thị trường mở cửa phiên chứng khoán ngày 11/5,  có tín hiệu khá tích cực, nhưng lực bán xuất hiện ở những cổ phiếu có vốn hóa lớn khiến thị trường nhanh chóng rơi vào trạng thái giằng co quanh tham chiếu. 

Sau thời gian giằng co, sắc đỏ đã chiếm ưu thế khiến VN-Index rơi về dưới tham chiếu và đóng cửa ở mốc 1,057 điểm, giảm 1,14 điểm (tương đương 0,11%). Thanh khoản tăng 9,8% so với phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 781 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch 10.795 tỷ đồng.

Đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày đã khiến cho điểm số sức mạnh giá của VN-Index có phần giảm nhẹ từ mức +7 xuống +6 điểm và vẫn giữ nguyên trạng thái đánh giá trong ngắn hạn là tích cực. Hệ số P/E của VN-Index hiện tại ở mức 14.4x.

Chờ thông tin họp Quốc hội

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường chứng khoán ngày 11/5, tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp và kết phiên với mức giảm 1.14 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 11/19 ngành tăng điểm, dẫn đầu đà tăng là ngành y tế, xây dựng và vật liệu. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX.

Hiện tại, xu hướng giao dịch đang cho thấy trạng thái phân hóa của nhà đầu tư cũng như sự đấu tranh giữa lực mua và lực bán.  VN-Index vẫn đang trong thời điểm xác định xu hướng vận động và chưa có tín hiệu rõ ràng khi thị trường đang chờ đợi thông tin về kỳ họp quốc hội tháng 5 (22/5-10/6). 

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...