Xu thế chứng khoán ngày 16/2: Rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới

Theo dự báo của công ty chứng khoán, quán tính tăng điểm trước đó của VN-Index đang có phần suy yếu với tín hiệu phân kỳ âm RSI trên khung ngày. Do đó, rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới vẫn cần được chú ý...

Xu thế chứng khoán ngày 16/2: Rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới
Xu thế chứng khoán ngày 16/2: Rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới

Chứng khoán ngày 15/2, thị trường phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán diễn ra với tâm lý khá tích cực khi VN-Index đầu phiên tăng điểm mạnh vượt mốc tâm lý 1.200 điểm và hướng đến vùng giá cao nhất năm 2018 tương ứng quanh 1.211 điểm với thanh khoản giá tăng mạnh khá đột biến trong phiên sáng.

VN-Index sau đó chịu áp lực điều chỉnh rung lắc khá mạnh về vùng giá 1.200 điểm và kết phiên ở mức 1.202,50 tăng 3,97 điểm (+0,33%). HNX-Index tăng tốt hơn 1,71 điểm (+0,74%) lên mức 232,75 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết duy trì tích cực, lạc quan với 427 mã tăng giá (17 mã tăng trần), 209 mã giảm giá (6 mã giảm sàn) và 148 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 20.620 tỷ đồng giao dịch, tăng khá mạnh 23,56% so với phiên trước, vượt mức trung bình. Thị trường phân hóa tích cực, lực cầu, dòng tiền ngắn hạn luân chuyển liên tục ở các mã, nhóm mã tuy nhiên áp lực bán giá cao vẫn đang gia tăng ở nhiều mã đã tăng giá mạnh.

Khối ngoại gia tăng giao dịch, bán ròng khá mạnh trên HOSE với giá trị 327,58 tỷ đồng, tập trung bán ròng ở nhóm ngân hàng, tiếp tục bán ròng trên HNX với giá trị 28,98 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là động lực dẫn dắt thị trường khi đa số mã tiếp tục tăng điểm mạnh đầu phiên, tuy nhiên mức độ phân hóa cao hơn, nhiều mã chịu áp lực bán ngắn hạn sau giai đoạn tăng mạnh trong tình trạng quá mua ngắn hạn với thanh khoản gia tăng như ACB (-2,86%), CTG (-1,41%)... trong khi nhiều mã vẫn tăng giá mạnh vượt vùng đỉnh cũ, thanh khoản đột biến nổi bật như MSB (+6,74%), NVB (+5,56%), OCB (+5,30%), TCB (+2,95%)...

Nhóm cổ phiếu thép, vật liệu xây dựng cũng có diễn biến khá nổi bật khi nhiều mã vượt vùng giá đỉnh cũ, thanh khoản đột biến như VGS (+2,21%), HPG (+1,95%)... KSB (+2,92%), VLB (+1,65%)... dệt may với GIL (+6,94%), MSH (+3,03%)... thể hiện dòng tiền xoay vòng tốt với nhiều cơ hội tăng giá khi VN-Index vượt lên vùng giá tâm lý 1.200 điểm.

Các cổ phiếu nhóm bất động sản cũng có diễn biến tích cực, hầu hết tăng điểm mạnh với thanh khoản gia tăng tốt như FIR (+6,93%), QCG (+4,76%), ITC (+1,78%), DXG (+1,63%)... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh cuối phiên PDR (-1,16%), NLG (-1,13%), TIG (-0,83%)... thể hiện mức độ phân hóa.

Trong khi đó các cổ phiếu nhóm bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá mạnh đa số chịu áp lực bán ngắn hạn trong vùng quá mua ngắn hạn mạnh với SIP (-2,50%), SZC (-2,24%), GVR (-1,58%), DPR (-1,16%)... ngoài các mã vẫn tăng giá như DTD (+1,79%), PHR (+0,75%)...

anh-chup-man-hinh-2024-02-15-luc-164716-666.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Điều chỉnh tích lũy trước khi có nhịp tăng mới

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VN-Index đóng cửa tạo nến Doji chữ thập thể hiện sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo RSI và MACD cho dấu hiệu hướng lên trên, cùng với chỉ báo CMF bẻ ngang ở mức 0,05 cho thấy nhìn chung thị trường vẫn đang khá tích cực và hướng tới mốc 1.255.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI và CMF bẻ xuống ở vùng cao, tuy nhiên RSI mới tạo 1 đỉnh và chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh thứ 2 nên xác suất cao thị trường sẽ có phiên điều chỉnh tích lũy trước khi có nhịp tăng mới.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những phiên tăng điểm tốt để chốt lời từng phần đối với những cổ phiếu cho dấu hiệu điều chỉnh tại mốc kháng cự và có dấu hiệu suy yếu.

Đồng thời, hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao mà nên quan sát diễn biến thị trường trong một vài phiên tới để lựa chọn thời điểm giải ngân trở lại khi xu hướng thị trường trở nên rõ ràng hơn.

Rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index diễn biến rung lắc giằng co sát về ngưỡng tham chiếu, trước khi lấy lại được một phần thành quả tăng điểm về cuối phiên.

Việc chỉ số hình thành mẫu nến spinning biên độ rộng với thanh khoản tăng mạnh cho thấy trạng thái giao dịch giằng co quyết liệt giữa 2 phe.

Ngoài ra, quán tính tăng điểm trước đó của VN-Index đang có phần suy yếu với tín hiệu phân kỳ âm RSI trên khung ngày. Do đó, rủi ro tạo đỉnh ngắn hạn trong những phiên tới vẫn cần được chú ý.

Hạn chế mua đuổi

Chứng khoán Beta

Theo quan điểm kỹ thuật, về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang duy trì nằm trên các đường MA10 và MA20 hàm ý xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được duy trì và hướng về mốc kháng cự tâm lý 1.250 điểm.

Phiên 16/2 nhiều khả năng dòng vẫn duy trì trạng thái tích cực hướng đến mốc 1.250 điểm. Dù vậy, VN-Index đang ở ngoài Band trên của dải Bollinger Bands và chỉ báo RSI đang ở vùng quá mua nên dễ xuất hiện áp lực chốt lời gia tăng nên nhà đầu tư cẩn trọng hạn chế mua đuổi vào giai đoạn này và có thể tích lũy các cổ phiếu của những doanh nghiệp được kỳ vọng có triển vọng khả quan trong năm 2024 ở các nhịp điều chỉnh của thị trường.

Áp lực chốt lời chuyển sang phiên 16/2

Chứng khoán Asean (Aseansc)

VN-Index ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp kèm thanh khoản cải thiện tích cực cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và đà tăng tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng về cuối phiên 15/2 có thể tiếp tục diễn ra ở đầu phiên 16/2, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã có mức lợi nhuận đáng kể.

Thực hiện hóa lợi nhuận khi VN-Index tiếp tục quán tính tăng điểm

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Phiên tăng ấn tượng đầu xuân giúp VN-Index tiếp cận mốc kháng cự 1.200-1.210 điểm và dường như áp lực chốt lời đã có tín hiệu xuất hiện khiến VN-Index phải thu hẹp đà tăng khi đóng cửa.

Quan sát dòng tiền, CSI nhận thấy xung lực tăng điểm vẫn còn, dù kết phiên là một thân nến Doji, báo hiệu sự lưỡng lự và áp lực bán tăng cao ở vùng kháng cự mạnh.

Khả năng cao là sắc xanh vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong các phiên tới, thậm chí vượt ngưỡng quanh mốc 1.210 điểm. Tuy nhiên, sau thời gian nắm giữ gần 2 tháng, cộng với mốc kháng cự mạnh này thì CSI vẫn duy trì quan điểm căn bán, thực hiện hóa lợi nhuận khi VN-Index tiếp tục quán tính tăng điểm trong các phiên tới.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...