Chứng khoán rộn ràng sau kỳ nghỉ Tết, VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Thị trường chứng khoán “chào sân” phiên đầu tiên của năm Giáp Thìn với sắc xanh bao phủ. Chỉ số VN-Index kết thúc phiên 15/2 đã vượt ngưỡng 1.200 điểm…

Chứng khoán rộn ràng sau kỳ nghỉ Tết, VN-Index vượt mốc 1.200 điểm
Chứng khoán rộn ràng sau kỳ nghỉ Tết, VN-Index vượt mốc 1.200 điểm

Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực trong phiên giao dịch đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, VN-Index khép lại phiên 15/2 tăng 3,97 điểm (0,33%) chính thức vượt lên mốc 1.202 điểm.

Toàn sàn HOSE có 321 mã tăng giá, 81 mã đứng giá tham chiếu và 153 mã giảm giá. Thanh khoản cải thiện duy trì khá tốt với giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE vượt 18.000 tỷ đồng.

Sàn HNX có 106 mã tăng và 56 mã giảm, HNX-Index tăng 1,71 điểm (+0,74%), lên 232,75 điểm. UpCoM-Index tăng 0,71 điểm (+0,81%), lên 90,06 điểm.

anh-chup-man-hinh-2024-02-15-luc-164716-666.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là động lực chính cho đà tăng của VN-Index. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng Big 4 tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân.

Cụ thể, trong khi BID đứng giá tham chiếu, VCB giảm 0,11%, CTG giảm 1,41% thì TCB tăng tới 2,95% và trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index, bên cạnh đó, VPB tăng 1,02%, MBB tăng 2,77%, VIB tăng 1,84%, SHB tăng 2,15%, EIB tăng 1,6%, OCB tăng 5,3%, MSB tăng kịch trần.

Dòng tiền bị hút vào cổ phiếu ngân hàng khiến cho các ngành khác giao dịch khá ảm đạm. Dễ thấy nhất là ở nhóm chứng khoán. Theo đó, SSI, VND, ORS đều đứng giá tham chiếu, trong khi HCM giảm 1,1%, VIX giảm 1,38%, FTS giảm 0,51%, CTS giảm 1,12%, VDS giảm 0,82%. Tuy nhiên, vẫn có mã vọt lên, đó là TVB tăng kịch trần.

Đối với nhóm bất động sản, sắc xanh cũng áp đảo với nhiều cái tên nổi bật như: NVL tăng 1,16%, DIG tăng 1,47%, DXG tăng 1,63%, HDG tăng 1,49%, TCH tăng 1,49%. Ở chiều ngược lại, BCM giảm 0,47%, KBC giảm 0,48%, PDR giảm 1,16%, NLG giảm 1,13%.

Sắc xanh cũng lấn át sắc đỏ ở nhóm sản xuất với nhiều mã tăng tốt có thể kể đến: HPG tăng 1,95%, SAB tăng 1,04%, BHN tăng 2,86%, ANV tăng 1,8%, NKG tăng 1,64%, IDI tăng 3,54%, STK tăng 1,44%, GIL tăng kịch trần. Ở chiều ngược lại, GVR giảm 1,58%, DGC giảm 0,83%, VGC giảm 1,14%, BMP giảm 1,89%.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ đều phân hoá: GAS và PGV cùng đứng giá tham chiếu trong khi POW tăng 0,44%, PLX tăng 1,58%; VJC giảm 0,76% nhưng HVN tăng 0,4%; MWG và PNJ giảm lần lượt 1,61% và 0,33% còn FRT và DGW lại lần lượt có thêm 0,32% và 3,42%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...