Xu thế chứng khoán ngày 27/10: Giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm

Theo khuyến nghị của công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nên chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt, giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm tại thời điểm hiện tại...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xu thế chứng khoán ngày 28/10: Giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm
Xu thế chứng khoán ngày 28/10: Giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm

Chứng khoán ngày 27/10, cổ phiếu VHM bất ngờ bị bán mạnh, giảm hết biên độ ngay từ đầu phiên, tiếp theo đó là cổ phiếu VIC cũng giảm mạnh tạo áp lực bán trên toàn thị trường và đà giảm điểm tăng dần trong phiên khiến cho 932 mã giảm điểm (164 mã giảm sàn) trên cả 3 sàn giao dịch với khối lượng đột biến.

Kết phiên VN-Index giảm mạnh 46,21 điểm (-4,14%) về mức 1.055,45 điểm. HNX-Index giảm 12,03 điểm (-5,30%%) về 214,98 điểm. Tâm lý tiêu cực, với áp lực bán giảm mạnh tỉ lệ dự nợ margin lớn khi dư nợ margin cuối quý 3 ở mức cao. .

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng mạnh đột biến với 26.622,07 tỷ đồng được giao dịch, tăng gấp 2,1 lần so với phiên trước, vượt mức trung bình với khối lượng giao dịch hơn 1,1 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, cho thấy áp lực bán rất đột biến.

Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch bán ròng phiên thứ ba liên tiếp với giá trị 95,05 tỷ đồng trên HOSE, tập trung bán ròng ở nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính, chứng khoán; mua ròng trên HNX với giá trị 51,44 tỷ đồng.

Các cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán tiêu cực nhất, hầu hết giảm mạnh hết biên độ, thanh khoản đột biến với VHM (-6,90%), NDN (-9,71%), L14 (-9,48%), CEO (-8,42%), PDR (-7,00%), TDC (-7,00%), IJC (-6,99%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chịu áp lực bán mạnh đột biến, đa số giảm hết biên độ với PXS (-12,00%), PLC (-9,12%), PVB (-8,67%), PLX (-6,93%), PVT (-6,91%).... các cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây cũng cũng chịu áp lực bán tương tự như BCC (-9,62%), C4G (-7,83%), HHV (-7,00%), CII (-6,96%), HT1 (-6,94%)...

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán hầu hết cũng chịu áp lực bán mạnh đột biến hết biên độ trong phiên, một số mã phục hồi nhẹ cuối phiên, thanh khoản đột biến như SHS (-9,26%), PSI (-9,20%), MBS (-9,05%), WSS (-7,81%), BVS (-6,97%), TVS (-6,97%)...

Trong khi đó nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến giảm điểm ít hơn, phục hồi tốt ở nhóm cổ phiếu thương mại nhà nước như BID (-0,49%), VCB (-1,52%), CTG (-2,24%)... ngoài các mã giảm mạnh với NVB (-9,17%), PGB (-7,03%), MSB (-6,51%)...

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-26 lúc 19.12.12.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Lùi về ngưỡng kháng cự 1.020 điểm

Chứng khoán BIDV (BSC)

Khối lượng giao dịch tăng mạnh và chỉ số giảm mạnh từ đầu phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư rất bi quan. Trong những phiên tới, VN-Index có thể lùi về ngưỡng kháng cự 1.020 điểm.

Trải lệnh từng phần mở vị thế tại các ngưỡng hỗ trợ xa

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index trải qua một phiên giao dịch tiêu cực với sự điều chỉnh mạnh trên toàn bộ nhóm ngành. Các thông tin tiêu cực xoay quanh nhóm cổ phiếu trụ đã tạo ra lực bán áp đảo trong toàn bộ phiên giao dịch, đi cùng với lượng thanh khoản tăng cao nhất trong 1 tháng trở lại đây cho thấy tâm lý dễ hoảng loạn của nhà đầu tư trước những thông tin tiêu cực.

Mặc dù khả năng có một nhịp hồi phục kỹ thuật quanh 1.055 điểm (+-10) vẫn để ngỏ, VN-Index vẫn có rủi ro có thể mở rộng nhịp điều chỉnh xuống các ngưỡng hỗ trợ xa hơn quanh 990 điểm (+-20).

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ trải lệnh từng phần mở vị thế tại các ngưỡng hỗ trợ xa đã đề cập.

Giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index mở gap giảm điểm mạnh từ đầu phiên và đã xuất hiện tín hiệu bán tháo. Xét về khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo MACD và RSI đều hướng xuống tiêu cực và có xu hướng giảm dưới vùng đáy cũ đã được tạo lập cho thấy thanh khoản bán chủ động vẫn có thể tiếp tục gia tăng mạnh trong ngắn hạn.

Theo lý thuyết sóng Elliott, VN-Index đang nằm trong nhịp sóng đẩy thứ 3 và với diễn biến hiện tại, xác suất chỉ số chung giảm về khu vực 1.040 và xa hơn là 1.010 tương ứng với mốc 0,786 và 1,0 của thang đo Fibonacci mở rộng cần được tính đến.

Khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt, giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm tại thời điểm hiện tại. Chỉ số VN-Index vẫn đang chịu áp lực lớn từ việc nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán ròng và sẽ khó có thể tìm lại được điểm cân bằng ngay trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư ngắn hạn nên tạm thời đứng ngoài

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Về góc nhìn trung hạn, với việc VN-Index thủng hỗ trợ 1.150 điểm và 1.135 điểm lần thứ hai và hồi phục yếu xác nhận xu hướng uptrend của thị trường đã kết thúc, thị trường sẽ vận động để tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại.

VN-Index đang trở lại khu vực tích lũy trung hạn trước đây (1.000 điểm - 1.100 điểm) và rất có khả năng thị trường sẽ tích lũy lại quanh khu vực này một lần nữa. VN-Index hiện vẫn nằm trên ngưỡng 1.000 điểm nên chưa trở lại xu hướng giảm giá (downtrend) và khả năng thị trường trở lại downtrend là chưa đáng lo ngại.

Thị trường đã quay trở lại vùng tích lũy trung hạn trước đây và trong ngắn hạn VN-Index vẫn có thể tiếp tục giảm điểm nhưng với trạng thái quá bán thị trường có thể phục hồi kỹ thuật tuy nhiên hàm chứa rủi ro. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tạm thời đừng ngoài theo dõi diễn biến thị trường. Nhà đầu tư trung dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục chờ thị trường tích lũy ổn định trở lại.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Có thể bạn quan tâm