Xu thế chứng khoán ngày 29/6: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường

Rủi ro ngắn hạn ở mức cao cho nên thị trường có thể sẽ liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh trong phiên, đặc biệt nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đang tiếp tục suy yếu. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường...
Xu thế chứng khoán ngày 29/6: Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường

Chứng khoán ngày 28/6, VN-Index tiếp tục có diễn biến rung lắc mạnh khi đầu phiên tăng lên vùng 1.140 điểm, sau đó chịu áp lực điều chỉnh kiểm tra lại vùng 1.130 điểm và phục hồi tăng điểm dưới ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Kết phiên VN-Index tăng tốt hơn 4,02 điểm (+0,35%) lên mức 1.138,35 điểm.

HNX-Index tiếp tục kém tích cực khi giảm 0,57 điểm (-0,25%) về mức 230,25 điểm. Độ rộng thị trường tiêu cực thể hiện áp lực bán ở nhiều mã với tổng cộng 339 mã giảm giá (11 mã giảm sàn), 269 mã tăng giá (15 mã tăng trần), và 114 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 19.619,26 tỷ đồng, tăng 22,45% so với phiên trước, duy trì trên mức trung bình. Tuy nhiên, mức độ phân hóa trên thị trường mạnh với áp lực bán, điều chỉnh ở nhóm vốn hóa nhỏ, trung bình, dịch chuyển sang nhóm vốn hóa lớn. Nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều phiên bán ròng mạnh, mua ròng nhẹ trở lại với giá trị 76,37 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng trên HNX với giá trị 40,90 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực hỗ trợ thị trường tăng điểm trong phiên hôm nay với đa số mã tăng giá tích cực, thanh khoản cải thiện tốt như MBB (+2,99%), BID (+2,37%), CTG (+2,21%), SHB (+1,18%), MSB (+1,17%)...

Trong khi đó nhóm cổ phiếu thép với HPG (+3,10%) tăng giá tích cực dưới ảnh hưởng mua ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như dòng tiền gia tăng vào nhóm cổ phiếu đầu ngành thì đa số các mã còn lại phản ánh thị trường chung khi chịu áp lực điều chỉnh như VGS (-2,14%), TLH (-1,07%),  HSG (-0,59%)...

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến tương tự với NVL (+4,00%), trong khi đa số các mã khác sau khi tăng tốt trong đầu phiên đều chịu áp lực điều chỉnh, giảm điểm cuối phiên như DRH (-2,84), CII (-2,65%), NTL (-2,22%), DIG (-1,97%), TDC (-1,08%)...

Các cổ phiếu đầu tư công, xây dựng, vật liệu xâu dựng đa số điều chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản dưới mức trung bình như CTI (-2,32%), BCC (-2,08%), LCG (-1,82%), VCG (-1,39%)... ngoài các mã tăng giá tốt như C47 (+6,97%), HBC (-6,77%), C69 (+1,05%)....

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng phân hóa, đa số chịu áp lực điều chỉnh nhẹ, thanh khoản ở mức trung bình như SHS (-1,46%), CTS (-1,35%), BSI (-1,03%), AGR (-1,01%)... ngoài các mã tăng giá TVS (+1,68%), VCI (+1,20%), HCM (+0,87%)...

Trong khi đó các cổ phiếu thủy sản, nông nghiệp lại có diễn biến khá tích cực từ đầu phiên, tăng điểm với thanh khoản gia tăng mạnh như ANV (+3,09%), ACL (+1,89%), IDI (+1,49%), BAF (+1,30%), DBC (+1,86%)... và các mã phân bón cũng có diễn biến tich cực với BFC (+6,98%), DDV (+4,95%), DPM (+1,42%)...

chứng khoán
Chỉ số VN-Index ngày 28/6

Động lực tăng giá vẫn đến từ bluechips

Chứng khoán Yuanta (FSC)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định mức 1,145 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn ở mức cao cho nên thị trường có thể sẽ liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh trong phiên, đặc biệt nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đang tiếp tục suy yếu.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Thêm vào đó, đây là tuần chốt NAV quý 2/2023 cho nên động lực tăng giá của thị trường phần lớn vẫn đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao và hạn chế mua mới.

VN-Index có khả năng chạm mức 1170

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VN-Index kết phiên hình thành nến xanh tăng điểm nhờ lực cầu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Xét về khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo MACD và RSI đều cho tín hiệu hướng lên tích cực, xóa đi xác suất tạo phân kỳ âm 2 đỉnh. VN-Index đã chạm mức 1140 tương đương với mức 0.5 của thang đo Fibonacci mở rộng. Nếu vượt qua được mốc điểm này thì xác suất cao VN-Index sẽ tiếp tục hướng lên khu vực 1170 tương ứng với mức 0.618 của thang đo nói trên.

Với diễn biến phân hóa của thị trường, khuyến nghị các nhà đầu tư nên chủ động cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm số mã nắm giữ và chỉ nên duy trì tỷ trọng lớn đối với các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền và có diễn biến giá tích lũy chặt chẽ như ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ.

Nhà đầu tư nên giữ vị thế trung hạn

Chứng khoán KB (KBSV)

VN-Index giảm điểm nhẹ trong phiên trước khi dần hồi phục và đảo chiều tăng điểm về cuối phiên. Lực mua chủ động gia tăng quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1130 đã giúp cho chỉ số hồi phục trở lại sau một nhịp rung lắc giằng co. Trong kịch bản tích cực, VN-Index đang có nhiều cơ hội mở rộng đà tăng điểm và tiếp tục hướng lên vùng đích kỳ vọng quanh 114x. Khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn và kết hợp mua tại hỗ trợ - bán tại kháng cự theo từng mã riêng lẻ với phần vị thế còn lại.

Hệ số P/E của VN-Index đang ở mức 15,5x

Chứng khoán Mirae Asset

Đà tăng tiếp tục được duy trì, và đóng cửa ở vùng giá cao nhất trong 8 tháng. VN-Index kết phiên tăng hơn 4 điểm, tương ứng với 0,35% và đóng cửa cao nhất ngày tại mốc 1,138 điểm. Thanh khoản bất ngờ được cải thiện vượt trên trung bình 20 ngày đạt 772 triệu đơn vị khớp lệnh, tương ứng gần 15,000 tỷ đồng về giá trị.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực chính giúp VN-Index duy trì đà tăng khi mà NVL tăng 4%, HPG (+3,1%); MBB (+3%); BID (+2,4%) và CTG (+2.2%). Ngược lại, GVR và BCM giảm mạnh nhất với lần lượt 1,5% và 1,2%. Thế nhưng, thu hút sự quan tâm nhà đầu tư là diễn biến của HBC khi cổ phiếu này đóng cửa với mức kịch trần và đóng cửa cao nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Khối ngoại chuyển sang mua ròng nhẹ hơn 116 tỷ đồng trên cả 2 sàn HNX và HSX. Đứng đầu chiều mua ròng là HPG với hơn 241 tỷ đồng, và giá trị cách xa so với vị trí thứ 2 là VHM đạt 17 tỷ đồng.

Ngược lại, STB và NLG bị bán ròng lần lượt 71 tỷ và 40 tỷ. Duy trì đà tăng kèm theo khối lượng được cải thiện tiếp tục giúp điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index tiếp tục được duy trì ở mức cao nhất là +7 điểm, với trạng thái đánh giá trong ngắn hạn là khả quan. Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 15,5x.

Xu hướng chủ đạo vẫn là tích cực

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường tiếp tục tăng hơn 4 điểm trong ngày hôm nay lên ngưỡng 1,138.35 điểm. Chỉ 5/19 ngành tăng điểm, và số mã giảm nhiều hơn số mã tăng, cho thấy dòng tiền có xu hướng tập trung vào một số ngành nhất định.

Ngành tài nguyên cơ bản tiếp tục dẫn đầu đà tăng trong ngày hôm nay, bên cạnh đó các cổ phiếu ngân hàng cũng trải qua một phiên giao dịch tích cực. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ trải qua những phiên rung lắc tại vùng giá cao. Tuy nhiên, xu hướng chủ đạo vẫn là tích cực và VN-Index khả năng cao vẫn tiếp tục tiến về ngưỡng 1.150.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán tuần 26/6-30/6: Tiếp tục chinh phục mốc 1.130 điểm

Xu thế chứng khoán tuần 26/6-30/6: Tiếp tục chinh phục mốc 1.130 điểm

VN-Index ghi nhận tuần giao dịch phục hồi với sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành và chỉ chững lại sau khi tiệm cận khu vực đỉnh cũ quanh 1.125. Thanh khoản trong những phiên phục hồi vẫn được duy trì ở mức trung bình 10 phiên cho thấy nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng vào nhịp tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn…

Có thể bạn quan tâm