Xu thế chứng khoán ngày 7/12: Áp lực giảm sẽ tiếp diễn, cơ hội để mua vào cổ phiếu

Chứng khoán ngày 7/12 được dự báo áp lực giảm giá sẽ vẫn tiếp diễn, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn điều chỉnh mua vào cổ phiếu.

Chứng khoán ngày 6/12/2022, VN-Index giảm 44,98 điểm (-4,11%) xuống 1.048,69 điểm, HNX-Index giảm 7,16 điểm (-3,26%) xuống 212,8 điểm. Thanh khoản phiên chứng khoán ngày hôm nay gia tăng so với phiên trước đó và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2022. Áp lực bán gia tăng mạnh về cuối phiên khiến các chỉ số chủ chốt kết phiên ở mức thấp nhất.

Khối ngoại tiếp tục hỗ trợ cho thị trường Việt Nam khi mua ròng phiên thứ 12 liên tiếp trên sàn HOSE nhưng với giá trị mua ròng có sự suy yếu, mặc dù vẫn là khá lớn với 782,16 tỷ đồng. SSI, VHM và FUEVFVND là 3 mã chứng khoán được mua ròng mạnh nhất với lần lượt 152, 134, 98 tỷ đồng. DCM là mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị ròng 40 tỷ đồng.

Độ rộng toàn thị trường hôm nay nghiêng hẳn về tiêu cực với 234 mã tăng, 118 mã tham chiếu, 729 mã giảm tính trên cả ba sàn.

Dẫn đầu đà giảm trong phiên hôm nay là các cổ phiếu trụ cột như VCB (-5,9%), VHM (-5,7%), BID (-5,2%), VPB (-6,9%), HPG (-7%)... Năm cổ phiếu kể trên đã đóng góp đến 16,4 điểm vào mức giảm chung của VN-Index. Ở chiều ngược lại, VHC (+7%), DCM (+4,3%), HAG (+7%) là ba mã có tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index nhưng với chỉ 0,5 điểm cộng thêm.

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, cổ phiếu chứng khoán bị chốt lời mạnh và đồng loạt giảm hết biên độ trong phiên hôm nay như VCI (-6,9%), HCM (-6,8%), VIX (-7%), MBS (-9,9%)... Nhóm ngân hàng cũng hết sức tiêu cực với STB (-7%), VPB (-6,9%), MBB (-6,8%), VIB (-6,8%) đồng loạt nằm sàn và trắng bên mua.

Cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến tương tự hai nhóm kể trên. NVL (-7%), DIG (-7%), PDR (-6,9%), CEO (-9,9%), DXG (-7%), HPX (-7%)... cũng giảm sàn.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu nông lâm ngư nghiệp thu hút được dòng tiền và tăng giá tích cực với DBC (+4,2%), VHC (+7%), IDI (+6,8%), BAF (+3,3%), HNG (+6,8%), ANV (+6,8%)...

chứng khoán ngày

Cơ hội để mua vào cổ phiếu

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Với quan điểm tích cực, thị trường sau phiên điều chỉnh hôm nay có thể có những phiên điều chỉnh tiếp theo nhưng sẽ sớm trở lại xu hướng tăng trong thời gian tới để hướng tới ngưỡng kháng cự 1.150 điểm, và đối với các nhà đầu tư ngắn hạn đợt điều chỉnh này là cơ hội để mua vào cổ phiếu.

Theo luồng nội dung phân tích và nhận định, thị trường đã bước vào giai đoạn vận động tích cực nhưng trước mắt sẽ cần tích lũy lại và tìm khu vực cân bằng và chưa thể xác nhận uptrend sớm. 

Ở góc nhìn ngắn hạn, thị trường điều chỉnh sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào với kỳ vọng VNINDEX hướng tới vùng 1.150 điểm. Đối với nhà đầu tư trung, dài hạn đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, mục tiêu giải ngân nên hướng tới nắm giữ trung hạn và lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng cơ bản và đà tăng trưởng tốt bị bán quá đà trong giai đoạn sụt giảm vừa qua. 

Báo hiệu cho xu hướng giảm trong ngắn hạn 

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Trái ngược với đà tăng điểm từ phiên trước, chứng khoán ngày hôm nay VN30 có 1 phiên giảm điểm mạnh và đóng cửa tại mức giá thấp nhất trong ngày. Cụ thể, sắc đỏ bao trùm trên toàn bộ 30 mã trong rổ chỉ số, trong đó mức giảm của các cổ phiếu hầu hết đều trên 3%, trong đó cá biệt có 1 số cổ phiếu ghi nhận giao dịch tại mức giá sàn. 

Phiên giao dịch giảm điểm mạnh này báo hiệu cho xu hướng giảm trong ngắn hạn tiếp diễn khi thanh khoản bán tháo tăng vọt tại cuối phiên. Ở góc nhìn kỹ thuật, VN30 đóng cửa với nến Marubozu giảm, báo hiệu xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. 

RSI trên khung 1D chạm kháng cự 68 và đang điều chỉnh giảm mạnh. MACD trên khung 1H đã cho tín hiệu đảo chiều ngắn hạn. Do đó, khuyến nghị nhà đầu tư có mở vị thế SHORT tại vùng 1.046 điểm với mục tiêu 1.036 điểm trong phiên giao dịch tới.

Chứng khoán ngày mai áp lực giảm sẽ tiếp diễn

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Thị trường trong ngắn hạn xác nhận một nhịp điều chỉnh và dự báo sẽ cần một vùng cân bằng mới khi hỗ trợ đỉnh tháng 10 đã bị xuyên thủng. Với áp lực chốt lời mạnh như hiện tại và đặc biệt là ở nhóm vốn hóa lớn rổ VN30, nhịp điều chỉnh của chỉ số dự báo chưa thể kết thúc ngay. 

Vùng cân bằng kỳ vọng với chỉ số sẽ được thiết lập tại quanh mốc 990 – 1000 điểm. Trong phiên ngày mai, áp lực giảm dự báo sẽ tiếp diễn khi phiên hôm nay thị trường kết phiên rất tiêu cực với giá thấp nhất ngày.

VN-Index có thể  rung lắc trong vùng 1.050-1.070

Chứng khoán BIDV (BSC)

Chứng khoán ngày hôm nay, sau một lần bật nhẹ khi chạm đến ngưỡng hỗ trợ 1.070 điểm, chỉ số tiếp tục bị áp lực chốt lời đẩy xuống và kết phiên tại mốc 1.048,69 điểm, giảm hơn 4% so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 17/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành bán lẻ. 

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng tốt trong ngày hôm qua cũng đảo chiều giảm đáng kể trong hôm nay. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. 

Trong những phiên tới, VN-Index có thể sẽ có những phiên rung lắc trong vùng 1.050-1.070. Đối với chứng khoán phái sinh có thể giảm theo nhịp vận động VN30. Khuyến nghị nhà đầu tư nên giao dịch trong phiên.

Thận trọng với chiến lược giải ngân mới

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán ngày hôm nay đã có một phiên trao đổi hàng cần thiết trong bối cảnh thị trường đã tăng hơn 25% và nhiều cổ phiếu có mức tăng gấp đôi, gấp ba so với thị trường chung. Dòng tiền chuyển hướng nhanh chóng sang các nhóm cổ phiếu khác sau khi chốt lời đã tạo nên một phiên có thanh khoản tăng tiệm cận mức cao kỷ lục như hồi đầu năm. 

Các nhóm cổ phiếu vẫn duy trì đà tăng hoặc đóng cửa ở mức giá trần sẽ là địa chỉ của dòng tiền sau phiên hôm nay, nổi bật là nhóm cổ phiếu: thủy sản, hóa chất, cảng biển… Về kỹ thuật, phiên giảm thứ 2 trong 5 phiên vừa qua trên nền thanh khoản cao sẽ khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng với chiến lược giải ngân mới. 

Trong kịch bản thận trọng, chỉ số VN-Index có thể kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ MA50 ở vùng 1.020 điểm. Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh trong phiên để cơ cấu danh mục, từ nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh sang các nhóm đang được dòng tiền hướng đến như vừa kể trên.

Xem thêm

Nhiều địa phương vẫn "nợ" kế hoạch phát triển nhà ở 2022

Nhiều địa phương vẫn "nợ" kế hoạch phát triển nhà ở 2022

Bộ Xây dựng cho biết đến nay, vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, chưa phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022.

Có thể bạn quan tâm