Xu thế chứng khoán ngày 7/7: Rủi ro thị trường ở mức cao

Vùng hỗ trợ gần nhất của thị trường vẫn được xác định nằm quanh khu vực 1115 – 1120. Nếu thị trường không giữ vững được vùng điểm này thì khi đó rủi ro sẽ ở mức cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục giữ tâm lý thận trọng...
Xu thế chứng khoán ngày 7/7: Rủi ro thị trường ở mức cao

Chứng khoán ngày 6/7, sau 3 phiên liên tiếp tăng điểm kiểm tra lại vùng kháng cự quanh 1.140 điểm, VN-Index đã chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong phiên hôm nay. Áp lực bán gia tăng nhẹ trong đầu phiên với thanh khoản thấp và gia tăng mạnh hơn vào đầu phiên chiều với thanh khoản đột biến hơn.

Kết phiên VN-Index đóng cửa ở mức 1.126,22 điểm (-0,74%) sau khi giảm khá mạnh từ 1.135 điểm về vùng 1.120 điểm và phục hồi nhẹ trở lại.

HNX-Index giảm 2,76 điểm (-1,21%), về mức 225,08 điểm. Độ rộng thị trường trên hai sàn trở nên tiêu cực hơn sau áp lực bán gia tăng với tổng cộng 447 mã giảm giá (10 mã giảm sàn), 138 mã tăng giá (4 mã tăng trần) và 100 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 20.465,21 tỷ đồng, tăng 9,49% so với phiên trước vượt mức trung bình, thể hiện áp lực bán gia tăng mạnh khá đột biến ở nhiều mã.

Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng trên HOSE với giá trị 317,59 tỷ đồng, trong đó bán ròng khá mạnh nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán, duy trì mua ròng nhóm thép, bán ròng trên HNX với giá trị 13,62 tỷ đồng. 

Thị trường đón nhận thông tin kém tích cực khi thị trường xuất nhập khẩu lớn Trung Quốc với chỉ số Caixin/S&P tháng 6/2023 rơi xuống mức 50,5 điểm từ mức 50,9 điểm của tháng 5/2023. Cho thấy hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc tháng 6/2023 tăng trưởng chậm hơn, theo kết quả khảo sát được công bố và tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm thanh niên tại nước này đang ở mức cao nhất lịch sử, lên tới 20,8%.

Nhóm cổ phiếu có diễn biến kém tích cực nhất là dịch vụ tài chính, chứng khoán khi VND (-6,48%) chịu áp lực bán mạnh đột biến với khối lượng khớp lệnh kỷ lục 105 triệu cổ phiếu, tiếp theo là APS (-9,21%), VIX (-2,61%), CTS (-1,39%)... trong khi vẫn có những mã tăng giá như VCI (+2,42%), MBS (+1,55%), BSI (+1,28%)...

Các cổ phiếu nhóm bất động sản hầu hết chịu áp lực bán khá mạnh với thanh khoản vượt mức trung bình như LGL (-4,28%), QCG (-4,21%), CII (-4,04%), DXG (-3,63%), NLG (-3,42%)…

Các mã nhóm dầu khí sau giai đoạn tăng giá tốt cũng chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản ở mức trung bình như PVG (-3,88%), PVC (-2,66%), PVS (-2,36%), PVB (-1,96%)... ngoài GAS (+0,95%) với thanh khoản đột biến khá tích cực.

Các cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến kém tích cực với đa số chịu áp lực bán, thanh khoản trên mức trung bình như NVB (-3,40%), STB (-2,68%), VPB (-2,01%), VIB (-1,51%)... ngoài các mã tăng giá với SSB (+4,76%), NAB (+3,16%), BVB (+0,92%), TPB (+0,55%)...

Trong khi đó nhóm cổ phiếu bảo hiểm lại có diễn biến khá tích cực sau thơi gian tích lũy như BMI (+3,29%), MIG (+1,08%), BVH (+0,45%)... Các cổ phiếu cao su, khu công nghiệp phân hóa đa số cũng có diễn biến khá tích cực, thanh khoản cải thiện tốt trong phiên chiều với GVR (+2,99%), DTD (+2,34%), SZC (+2,05%), KBC (+1,86%)... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh nhẹ như IDC (-0,93%), VGC (-0,90%), BCM (-0,37%)...

chứng khoán
Chỉ số VN-Index ngày 6/7

Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, trong 3 phiên gần nhất, VN-Index đã hình thành mẫu hình nến tương tự mẫu hình evening star báo hiện rủi ro điều chỉnh đã tăng lên. Thêm vào đó, tại khung đồ thị ngày, chỉ báo MACD và RSI đồng loạt cho tín hiệu phân kỳ 3 đoạn cho thấy xác xuất cao thanh khoản bán chủ động sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong các phiên tới.

Với diễn biến hiện tại, vùng hỗ trợ gần nhất của thị trường vẫn được xác định nằm quanh khu vực 1115 – 1120 (đây cũng là điểm giao cắt với đường trung bình độ MA20). Nếu thị trường không giữ vững được vùng điểm này thì khi đó rủi ro sẽ ở mức cao.

Khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm.

Chốt lời từng phần với cổ phiếu tiếp cận vùng kháng cự

Chứng khoán KB (KBSV)

VN-Index giảm điểm với biên độ mở rộng trong phiên trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Áp lực bán có phần suy yếu về cuối phiên kết hợp với việc ngưỡng hỗ trợ gần 1120 cho phản ứng đã giúp chỉ số tránh được một nhịp giảm sâu.

Mặc dù rủi ro mở rộng nhịp giảm điểm vẫn đang hiện hữu, ngưỡng hỗ trợ sâu quanh 1100 – 1105 được kỳ vọng sẽ tạo điểm đỡ đáng chú ý cho VN-Index.

Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời từng phần tại với các cổ phiếu đang tiếp cận các vùng kháng cự đáng lưu ý và chỉ kê mua trở lại một phần tỷ trọng trong các phiên điều chỉnh về lại vùng hỗ trợ sau đó

Lực bán mạnh trong phiên chiều

Chứng khoán Mirae Asset

Nếu như thị trường giữ được sự cân bằng trong suốt thời gian giao dịch tại phiên sáng, thì ngay trong phiên chiều áp lực bán dần đè nặng lên thị trường chung khiến sắc đỏ lan ra ở nhiều mã và làm cho chỉ số VN-Index đóng cửa dưới ngưỡng 1.130 điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 8,4 điểm tương ứng 0,7% và dừng chân tại ngưỡng 1.126 điểm. Thanh khoản khớp lệnh có phần tăng nhẹ gần 17% so với phiên trước đạt hơn 870 triệu đơn vị, tương ứng với hơn 17,292 tỷ về giá trị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu lực bán mạnh với 18 mã giảm trên tổng số 20 mã niêm yết. Trong đó, NVB giảm mạnh nhất với 3,4% tiếp theo đó là STB (-2,7%); VPB (2%); VIB (1,5%); VCB (-1,3%).

Thế nhưng, đáng chú ý nhất là diễn biến của nhóm chứng khoán, đặc biệt là mã cổ phiếu VND khi mã này giảm 6,5% kèm theo đó là khối lượng cao nhất lịch sử hơn 105 triệu đơn vị, tương ứng với tổng giá trị đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Thêm một điểm trừ khác là diễn biến quay trở lại bán ròng của nhóm nhà đầu tư nước ngoài khi mà tổng giá trị bán ròng đạt hơn 331 tỷ trên cả 2 sàn HNX và HSX. Đứng đầu chiều bán ròng là STB với gần 123 tỷ đồng và vị trí trí thứ 2 là VCB với 81 tỷ đồng.

Ngược lại, HPG được mua ròng nhẹ với hơn 54 tỷ và KBC với 23,5 tỷ. Tiếp tục bị chốt lời khiến cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index tiếp tục giảm từ mức +2 điểm xuống mức -2 điểm với trạng thái trong ngắn hạn là trung tính. Hệ số P/E của VN-Index hiện tại đang ở mức 15,5x.

Thị trường có thể lùi xuống vùng 1.120-1.130

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường trải qua một phiên điều chỉnh hôm nay. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.126,22 điểm, giảm hơn 8 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/18 ngành giảm điểm, trong đó Du lịch và Giải trí dẫn đầu đà giảm.

Ở chiều ngược lại, ngành Hóa chất, Bảo hiểm lại có phiên giao dịch tích cực. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Trong những phiên tới, thị trường có thể lùi xuống giằng co trong vùng 1.120-1.130.

VN-Index có thể sẽ giảm trở lại

Chứng khoán Vietcap

Việc VN30 đóng cửa sát hỗ trợ MA20 có thể thúc đẩy lực mua tại nhóm vốn hóa lớn, giúp chỉ số VN-Index hồi phục để kiểm định lại kháng cự MA10 tại vùng 1.130 điểm. Nếu xung lực của nhịp hồi phục yếu, thể hiện sự thận trong của bên mua ở vùng giá cao, VN-Index có thể sẽ giảm trở lại trong phiên chiều hoặc ở phiên đầu tuần tới.

Tín hiệu tiêu cực sẽ được phát ra và làm gia tăng xác suất đảo chiều giảm từ sự phân kỳ âm giữa VN-Index và đường RSI là khi chỉ số này đóng cửa phía dưới mốc 1.120 điểm.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 6/7: Thị trường đang gặp vùng kháng cự mạnh

Xu thế chứng khoán ngày 6/7: Thị trường đang gặp vùng kháng cự mạnh

Áp lực chốt lời một lần nữa gia tăng quanh ngưỡng kháng cự đáng lưu ý quanh 1.140 đã khiến cho đà tăng tích cực của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù áp lực điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới, vùng hỗ trợ gần quanh 1120, tương ứng MA20, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng lưu ý của VN-Index....

Có thể bạn quan tâm