Xu thế chứng khoán ngày 6/7: Thị trường đang gặp vùng kháng cự mạnh

Áp lực chốt lời một lần nữa gia tăng quanh ngưỡng kháng cự đáng lưu ý quanh 1.140 đã khiến cho đà tăng tích cực của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù áp lực điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới, vùng hỗ trợ gần quanh 1120, tương ứng MA20, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng lưu ý của VN-Index....
Xu thế chứng khoán ngày 6/7: Thị trường đang gặp vùng kháng cự mạnh

Chứng khoán ngày 5/7, VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp để kiểm tra lại vùng giá cao nhất 1.140 điểm ngày 28/6/2023. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa tăng 2,62 điểm (+0,23%) lên mức 1.134,62 điểm với thanh khoản gia tăng.

HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,40%), về mức 227,82 điểm. Độ rộng thị trường trên hai sàn niêm yết vẫn tích cực khi có tổng cộng 311 mã tăng giá (6 mã tăng trần), nhưng áp lực bán đã gia tăng mạnh hơn khí có 267 mã giảm giá (14 mã giảm sàn) và 146 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết gia tăng với 18.726 tỷ đồng, tăng 12,7% so với phiên trước, duy trì vượt mức trung bình sau phiên giảm khá mạnh đầu tuần. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên HOSE với giá trị 186,60 tỷ đồng duy trì mua ròng nhóm thép, bán ròng nhẹ trên HNX với giá trị 1,54 tỷ đồng.

Thị trường đón nhận thông tin kỳ vọng tích cực khi Chính phủ vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5% trong năm nay và Thủ tướng nêu rõ chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mở rộng hơn được thể hiện chủ yếu thông qua: Tăng cung tiền (M2), tăng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay. Qua đó thị trường đầu phiên có diễn biến lạc quan, tăng điểm với độ rộng tích cực.

Tuy nhiên áp lực bán gia tăng dần ở cuối phiên. Động lực tích cực đến từ nhóm thép với thanh khoản gia tăng tốt như HPG (+2,67%), VGS (+1,66%), TVN (+1,59%), NKG (+1,14%)...

Nhóm cổ phiếu bán lẻ tăng giá tốt từ đầu phiên với thanh khoản tăng khá mạnh như FRT (+3,02%), DGW (+2,25%), MSN (+0,26%)... Các cổ phiếu nhóm hóa chất, phân bón, nông nghiệp, thủy sản cũng có diễn biến tích cực, nhiều mã tăng giá tốt với thanh khoản tăng như DGC (+2,78%), CSV (+2,69%)...BFC (+5,28%), LAS (+1,77%), DPM (+0,71%)... DBC (+1,97%), QNS (+1,84%), IDI (+3,00%), VHC (+0,42%)....

Trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng phân hóa trái chiều với các mã tăng giá thanh khoản trên trung bình VCB (+2,00%), VIB (+1,27%), BID (+0,80%), LPB (+0,65%)... và đa số chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản dưới trung bình là OCB (-1,09%), SHB (-0,75%), NAB (-0,66%), HDB (-0,54%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có diễn biến đại diện cho thị trường khi đầu phiên tăng điểm tốt, sau đó chịu áp lực bán vào cuối phiên đa số giảm điểm sau phiên tăng điểm tốt hôm qua với APS (-9,52%), WSS (-2,70%), AGR (-2,33%), CTS (-1,98%)...

Các cổ phiếu trong nhóm bất động sản cũng có diễn biến tương tự, đa số chịu áp lực bán với thanh khoản ở mức trung bình như TDH (-5,47%), LGL (-3,06%), NHA (-2,07%), ITC (-1,95%), NTL (-1,63%)... ngoài các mã tăng giá như PDR (+2,06%), NLG (+1,97%), SCR (+0,38%)....

chứng khoán ngày 5/7
Chỉ số VN-Index ngày 5/7

Hạn chế giải ngân

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, sau khi chạm khu vực kháng cự đỉnh cũ, áp lực bán liên tục gia tăng khiến VN-Index kết phiên tạo nến đỏ.

Ở cả khung đồ thị ngày và giờ, 2 chỉ báo RSI và MACD liên tục cho tín hiệu hình thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và dần suy yếu báo hiệu rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn đang tiềm ẩn.

Trong trường hợp tích cực, VN-Index cần phải có chuỗi phiên tích lũy và giữ vững hỗ trợ quanh khu vực 1120-1125 để có thể hướng lên những vùng điểm cao hơn. Khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế giải ngân tại thời điểm hiện tại khi thị trường vẫn đang gặp vùng kháng cự mạnh và chưa rõ xu hướng.

Chốt lời từng phần với cổ phiếu đang tiếp cận vùng kháng cự

Chứng khoán KB (KBSV)

Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VN-Index tăng điểm với biên độ mở rộng trước khi dần suy yếu về cuối phiên.

Áp lực chốt lời một lần nữa gia tăng quanh ngưỡng kháng cự đáng lưu ý quanh 1140 đã khiến cho đà tăng tích cực của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù áp lực điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới, vùng hỗ trợ gần quanh 1120, tương ứng MA20, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ đáng lưu ý của VN-Index.

Khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời từng phần với các cổ phiếu đang tiếp cận các vùng kháng cự đáng lưu ý và chỉ kê mua trở lại một phần tỷ trọng trong các phiên điều chỉnh về lại vùng hỗ trợ sau đó.

Thu hẹp đà tăng

Chứng khoán Mirae Asset

Tiếp nối đà tăng từ phiên trước, thị trường mở cửa với diễn biến khá tích cực khi sắc xanh gần như bao trùm. Đà tăng được duy trì xuyên suốt phiên giao dịch, nhưng lực bán xuất hiện vào cuối phiên đã khiến đà tăng bị thu hẹp.

Kết phiên, VN-Index tăng 2,62 điểm (tương đương 0,23%) dừng ở mốc 1.134 điểm. Thanh khoản tăng hơn 16% so với phiên trước với tổng khối lượng khớp lệnh hơn 744 triệu cổ phiếu, tương đương 15.267 tỷ đồng về giá trị.

Phiên hôm nay ghi nhận 218 mã tăng và 183 mã giảm ở sàn HSX. Đà tăng tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn (VCB, HPG, PDR, VIB, …), nhóm bán lẻ (FRT, DWG, MWG, …), nhóm dệt may (STK, TNG, …), nhóm phân bón, hóa chất (BFC, DGC, CSV, …).

Ở chiều ngược lại, nhóm bất động sản (NVL, DXG, DIG, HDG, VHM, …), nhóm chứng khoán (SSI, VND, VCI, FTS, …) chịu áp lực giảm điểm.

Khối ngoại quay lại mua ròng trong phiên hôm nay với hơn 184 tỷ đồng, tập trung mua ròng ở các mã như HPG (+120 tỷ đồng), TCM (+76 tỷ đồng), DGC (+49 tỷ đồng), GEX (+32 tỷ đồng)…

Ở chiều ngược lại, tập trung bán ròng ở các mã như FUEVFVND (-49 tỷ đồng), VCB (-49 tỷ đồng, PNJ (-44 tỷ đồng), VPB (-42 tỷ đồng)…

Phiên giao dịch tăng điểm giúp điểm số tăng từ mức 0 lên +2, trạng thái đánh giá trong ngắn hạn là trung tính. Hệ số P/E của VN-Index ở mức 15.4x.

Áp lực từ vùng đỉnh cũ

Chứng khoán Rồng Việt

Thị trường đã có phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp, thanh khoản tăng so với phiên trước. Tuy nhiên, VN-Index không giữ được mức giá cao trong phiên và lùi bước vào cuối phiên, cho thấy vùng đỉnh cũ vẫn ẩn chứa nguồn cung khá mạnh. Thị trường có thể sẽ cần thêm thời gian để thăm dò cung cầu.

Dự kiến, thị trường sẽ tiếp tục trạng thái giằng co và tranh chấp trong 1 – 2 phiên trước áp lực từ vùng đỉnh cũ 1.140 điểm của VN-Index. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái của thị trường. Tạm thời vẫn có thể nắm giữ các cổ phiếu đang có tín hiệu kỹ thuật tốt từ nền tích lũy.

Tuy nhiên, đối với những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán từ vùng cản và có diễn biến không tốt trong thời gian gần đây, vẫn nên cân nhắc chốt lời hoặc giảm tỷ trọng để cân đối lại danh mục.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...