Xuất khẩu đạt mức tăng trưởng mới giữa đại dịch

Theo Tổng cục thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng của Việt Nam ước tính đạt 489 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt gần 255 tỷ USD, tăng trên 5% còn nhập khẩu đạt trên 234 tỷ USD, tăng 1,5%.
Xuất khẩu đạt mức tăng trưởng mới giữa đại dịch

Theo đó, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD (chiếm 64,3%), như: điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; hàng dệt may…

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: rau quả đạt 3 tỷ USD, giảm 11,7%; hạt điều đạt 2,9 tỷ USD, giảm 1,7%; cà phê đạt 2,5 tỷ USD, giảm 2,9%...

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7% và chiếm 71% tổng kim ngạch. Kim ngạch của khu vực kinh tế trong nước chỉ tăng thấp dưới 2%.

Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản hoặc công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công tăng xuất khẩu so với cùng kỳ. Trong đó, đồ điện tử, máy tính và linh kiện hay máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng hai chữ số. Ngược lại, hàng nông, lâm sản, thuỷ sản đều giảm xuất khẩu so với cùng kỳ (ngoại trừ gạo).

11 tháng đầu năm, xuất khẩu sang các thị trường EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản đều giảm từ 3% đến 10%, riêng xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc vẫn tăng trưởng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch đạt gần 70 tỷ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 43 tỷ USD, tăng 16%.

Xét về nhập khẩu, Việt Nam tăng nhập khẩu 1,5% trong 11 tháng đầu năm chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tính chung 11 tháng, khu vực trong nước giảm nhập khẩu gần 10% còn các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng nhập khẩu hơn 9% so với cùng kỳ.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch ước tính đạt gần 74 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Nhập khẩu từ EU tăng 4% còn lại nhập khẩu từ Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ cũng đều giảm so với 11 tháng năm trước.

Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam tăng nhập khẩu điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm hoá chất và giảm nhập khẩu các mặt hàng như vải, chất dẻo, sắt thép, ôtô, kim loại thường.

Có thể bạn quan tâm

Ngài Kalganov Vyacheslav Gennadievich từng đại diện Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg tiếp đón TS.Nguyễn Hồng Sơn và đoàn công tác VACOD-HBA rất trọng thể trong chuyến công tác hồi tháng 11/2024

Chủ tịch VACOD-HBA chuẩn bị tiếp đón đoàn doanh nghiệp đa quốc gia

Nhằm hiện thực hóa bản thỏa thuận hợp tác giữa VACOD-HBA và Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, trong tháng 2/2025, Chủ tịch VACOD-HBA TS. Nguyễn Hồng Sơn sẽ tiếp đoàn công tác quốc tế theo lời đề nghị của lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg…