Xuất khẩu dệt may không chạm mục tiêu đề ra vì "đơn hàng bị san sẻ"

Dù xung đột thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế thế giới nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD và vẫn không thể chạm mốc 40 tỷ USD đã đề ra.

Về mục tiêu không đạt được, báo cáo của Bộ Công Thương chỉ rõ, theo quy luật, đến hết quý IV của năm trước, nhiều DN XK dệt may đã có đơn hàng cho cả năm sau, nhưng năm nay đơn hàng dè dặt hơn, giảm so với năm 2018. Hiện, lượng đơn hàng của nhiều DN mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Thậm chí, nhiều DN không nhận được đơn hàng dài hạn, mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, dài nhất là theo quý. Ngoài ra, các DN dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn do sự cạnh tranh từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh...

Bên cạnh đó, nhiều nước tập trung hỗ trợ ngành dệt may, trong đó có cả những quốc gia mới nổi ở khu vực châu Phi khiến số lượng nhà sản xuất tăng mạnh, đơn hàng bị san sẻ và dòng đơn hàng chuyển dịch sang nước khác.

Tại một cuộc họp báo đầu tháng 12, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho biết, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%, giá trị nhập khẩu phục vụ cho XK đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%.

"Năm 2019 tuy kim ngạch xuất khẩu không đạt 40 tỷ USD như kỳ vọng đầu năm nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến là 39 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 22,38 tỷ USD tăng 2,21%; giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD tăng 4,96%; giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD tăng 10,19%. Xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD và tăng 15,7 điểm phần trăm so với năm 2018", ông Vũ Đức Giang chia sẻ thêm.

Xem thêm

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

Dệt may và da giày hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệ
Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Ngày 23/11, Bộ Công Thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về SCIC.
Big C muốn tìm nhà cung ứng sản phẩm dệt may cao cấp

Big C muốn tìm nhà cung ứng sản phẩm dệt may cao cấp

Dự kiến, trong vài ngày tới, Big C sẽ tổ chức làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tại cả TP. HCM cũng như tại miền Bắc, bàn về việc phối hợp để VITAS giới thiệu tới Big C các nhà cung cấp d

Có thể bạn quan tâm

Mưa bão tàn phá mùa du lịch ở miền Bắc

Mưa bão tàn phá mùa du lịch ở miền Bắc

Nhiều công ty, khách du lịch phải quyết định huỷ, hoặc hoãn các chuyến đi do hậu quả của mưa bão. Nhiều điểm đến hùng vĩ ở miền núi phía Bắc bị sạt lở nghiêm trọng, còn các bãi biển chưa kịp khắc phục sau bão...

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Giá vàng thế giới lấy lại mốc 2.500 USD

Vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ khi giới đầu tư chờ đón một quyết định chính sách ôn hoà của Fed. Trong nước, giá vàng miếng SJC “bất động” ở phiên thứ 5 liên tiếp…