Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hệ số rủi ro theo từng phân khúc bất động sản

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu kiểm tra rà soát quy định cho vay và điều chỉnh hệ số rủi ro cho riêng từng loại bất động sản…

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 trong đó đề xuất triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội...

Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước gồm ngân hàng Agribank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Vietcombank và ngân hàng Vietinbank.

Ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ phải là chủ lực của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phải chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng chương trình.        

Quan trọng nhất, trong gói tín dụng này, các ngân hàng thương mại Nhà nước kể trên phải là chủ lực của nguồn vốn khi cho vay. Các chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ sẽ được vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường.

Đồng thời, các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước cũng phải tiến hành cho vay khi các đối tượng vay đáp ứng đủ điều kiện của các gói tín dụng cụ thể từng thời kỳ.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã thống nhất và sẵn sàng xây dựng và phối hợp triển khai gói tín dụng này. Việc triển khai gói tín dụng hướng đến phân khúc nhà ở xã hội sẽ được coi là trợ lực của nền kinh tế đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Đáng chú ý, tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau, rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp bất động sản đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, bất động sản…

Bộ Tài chính bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Xem thêm

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt gần 800.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng bất động sản đạt gần 800.000 tỷ đồng

Trong báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2022 và cả năm 2022, Bộ Xây dựng trích báo cáo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết tính đến 31/12/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gần 800.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...