14 Tập đoàn Tổng công ty, 6 tổ chức tài chính - ngân hàng lọt "tầm ngắm" kiểm toán 2021

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước vừa gửi Quốc hội Báo cáo dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2021. Theo đó, năm tới, Kiểm toán Nhà nước lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán.
14 Tập đoàn Tổng công ty, 6 tổ chức tài chính - ngân hàng lọt "tầm ngắm" kiểm toán 2021

Theo kế hoạch Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc Hội, năm 2021 cơ quan này sẽ tập trung kiểm toán 169 cuộc, tăng 11 cuộc so với năm 2020. Công tác kiểm toán thực hiện thông qua báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020.

Đáng chú ý, theo kế hoạch năm 2021, Kiểm toán Nhà nước lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán.

Trong đó, 14 tập đoàn tổng công ty như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas),...

Kiểm toán 6 tổ chức tài chính - ngân hàng như: Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank), Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP).

Theo kiểm toán Nhà nước, việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức tài chính - ngân hàng trên để kiểm toán nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán.

Qua đó có cơ sở đánh giá các hoạt động quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước như: Giá xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm… Sau khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiến nghị xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; Đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả…

Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thông qua hoạt động kiểm toán để đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu, việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí, vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.