2018: Vingroup đặt mục tiêu doanh thu 5 tỷ USD, chia cổ tức 21%

Theo tờ trình ĐHCĐ thường niên tới đây, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 120 nghìn tỷ đồng, lãi sau thuế 8.500 tỷ đồng.
2018: Vingroup đặt mục tiêu doanh thu 5 tỷ USD, chia cổ tức 21%

Doanh thu kinh doanh bất động sản của Vingroup không ngừng tăng trưởng, mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 120 nghìn tỷ đồng trong năm 2018

Ngày 31/5 tới đây, Tập đoàn VinGroup sẽ tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2018 nhằm thông qua các kế hoạch kinh doanh năm nay, phương án phân phối lợi nhuận, phát hành tăng vốn, rút một số ngành nghề kinh doanh, sửa đổi điều lệ công ty…

Theo tài liệu ĐHCĐ vừa công bố, năm 2017 Vingroup ghi nhận tăng trưởng doanh tới 55%, đạt 89.350 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 5.655 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Do đó, Vingroup sẽ trình ĐHCĐ phương án chia cổ tức 21% bằng cổ phiếu (mỗi cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận thêm 210 cổ phiếu mới).

Với mức vốn hiện tại 26.377 nghìn tỷ (tương ứng gần 2,64 tỷ cổ phiếu), ước tính Vingroup sẽ phát hành thêm khoảng gần 554 triệu cổ phiếu để thực hiện chi trả cổ tức của năm 2017. Thời gian dự kiến thực hiện là quý 2/2018.

Nếu đợt phát hành thành công, Vingroup sẽ tăng quy mô vốn điều lệ lên mức 31.916 tỷ đồng.

Nguồn tăng vốn sẽ được lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế đến năm 2017 và lợi nhuận sau thuế quý 1/2018. Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế luỹ kế đến 31/3/2018 của Vingroup là hơn 5.653 tỷ đồng.

Năm 2018, Vingroup đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 34% lên mức khoảng 120 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8.500 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm trước.

Để đạt được kế hoạch đề ra, tập đoàn sẽ đẩy mạnh các hoạt động chính gồm: Bất động sản, Du lịch và vui chơi giải trí, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục và Nông nghiệp, sản xuất oto Vinfast…

Bên cạnh đó, HĐQT sẽ trình ĐHCĐ phê duyệt chủ trương rút các ngành, nghề kinh doanh của tập đoàn có tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức dưới 49% theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam (ngành nghề kinh doanh hạn chế); phê duyệt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 49% tại tập đoàn sau khi rút các ngành nghề kinh doanh hạn chế.

Theo báo cáo của Ban giám đốc, tổng tài sản của Vingroup vẫn tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, đạt hơn 213,8 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2017. Tài sản lớn nhất tập trung ở các dự án bất động sản đã hoàn thành, đang đầu tư dở dang ở nhiều địa phương trên cả nước (Nha Trang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Vĩnh Long…); chi phí xây dựng dở dang 2 dự án mới, đầu tư tài chính, các khoản phải thu…

Đến hết năm 2017, tổng quy mô vay nợ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước của toàn Tập đoàn Vingroup là khoảng 49.360 tỷ đồng, tăng thêm 9.601 tỷ đồng so với năm ngoái, trong đó chiếm tới 63% là nợ vay dài hạn. Năm qua, tập đoàn cũng ghi nhận đã trả được khoảng 22.256 tỷ đồng nợ vay cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu VIC đã tăng đột biến tới 3307% trong vòng 1 năm qua, đạt mức đỉnh 134.900 đồng/CP, giá trị vốn hoá công ty tăng lên mức kỷ lục 356 nghìn tỷ đồng. Cổ phiếu VIC cũng nằm trong nhóm mã bất động sản và năm qua đã hút mạnh dòng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán với phiên giao dịch hơn 3 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm sâu sau khi chinh phục đỉnh 1.200 điểm thì cổ phiếu VIC gần đây cũng chứng kiến sự điều chỉnh mạnh, hiện gia dịch ở mức 110.300 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 23/5).

Mới đây, cổ phiếu Vinhomes cũng chính thức giao dịch trên HoSe từ ngày 23/5 và trước đó, cổ phiếu VRE cũng niêm yết thành công, tạo nên nhóm bộ tứ cổ phiếu họ V khuấy động thị trường chứng khoán. 

>> Cú hích Vinhomes giúp thị trường có phiên giao dịch lịch sử 33 nghìn tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...