3 mức độ học hỏi của nhân viên bán hàng

Mức độ học hỏi nhằm đánh giá trình độ hiện tại của nhân viên bán hàng.
3 mức độ học hỏi của nhân viên bán hàng

Với những nhân viên đã tồn tại với nghề lâu, không đơn thuần họ chỉ có chăm chỉ, họ phải học hỏi rất nhiều. Dưới đây là 3 mức độ học hỏi mà bạn thường thấy khi làm nghề bán hàng.

Cấp thấp nhất: mới bắt đầu vào nghề

Giai đoạn này, chúng ta hầu như chưa có kinh nghiệm và kiến thức. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể bắt đầu học về bán hàng. Bạn sẽ được công ty hướng dẫn về sản phẩm, cách bán hàng, nói chuyện với khách hàng hay là xử lý từ chối. Kinh nghiệm ở giai đoạn này đó là khi bạn ở mức độ học hỏi này thì hãy cứ tạm tin những gì mình được học, áp dụng lại tất cả và tự đánh giá hiệu quả so với bản thân.

4 chiến thuật tiếp thị cho năm 20184 chiến thuật tiếp thị cho năm 2018 NGỌC THÚY
Đối với một nhân viên bán hàng mới thì bạn chỉ nên chú trọng hai điều, đó là: "quan sát và đánh giá". Quan sát những gì diễn ra, đánh giá những gì học được, cái gì phù hợp với mình thì phát triển, cái gì không phù hợp thì loại bỏ.

Hãy kiên trì vì đây là khoảng thời gian mà số lượng nhân viên bán hàng bỏ việc nhiều nhất, lý do là kiến thức ở giai đoạn này đang thiếu và doanh số chưa đạt như mong đợi.

Cấp thứ hai: tự học

Sau vài khóa học và với những gì bạn học được ở cấp độ trên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn cũng sẽ như nhiều nhân viên bán hàng làng nhàng khác, thu nhập không cao, kiến thức yếu và nếu qua một môi trường khác thì cũng hầu như đào tạo lại.

Giai đoạn này, bạn cần phải tự học để nâng cao trình độ. Kiến thức không chỉ đơn thuần là những gì công ty dạy bạn, hãy tận dụng mạng internet để bổ sung kiến thức cho mình. Ngoài ra, chúng ta có thể học chéo từ những ngành khác, học từ đối thủ cạnh tranh, đồng nghiệp trong công ty hay là đối với sếp. Với những nguồn kiến thức đó, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức hơn so với khi mới vào nghề.

Một ví dụ để bạn có thể học hỏi kinh nghiệm đối thủ, không ít nhân viên bán hàng thường tự đóng vai khách hàng và đến công ty đối thủ cạnh tranh, họ sẽ học được cách mà đối thủ tư vấn như thế nào và xử lý tình ra làm sao.

Cấp thứ ba: cách quản lý và giao việc

Sau khi bạn phát triển đến một mức nhất định, bạn sẽ có hai hướng rõ rệt. Một là giữ vững khả năng của bạn ở hiện tại và vẫn tiếp tục làm nhân viên bán hàng. Hai là học cách quản lý để nhảy lên một mức cao hơn.

Đối với nghề bán hàng, đây là giai đoạn rất quan trọng, vì khi bạn nhảy lên một vị trí cao hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhiều nhân viên bán hàng thì không thích điều này, họ cho rằng khi lên một mức cao hơn thì áp lực nhiều hơn, công việc nhiều hơn và họ chỉ hài lòng với hiện tại. Với họ thì hiện tại là ổn, mức thu nhập khá và họ cũng không muốn đau đầu với các kiến thức quản lý.

Tuy nhiên, nghề nghiệp nào cũng vậy, thị trường thì ngày một cạnh tranh, bạn cần phải lên một nấc thang cao hơn, chắc chắn hơn, đặc biệt là đối với nghề bán hàng. Khi bạn càng lớn tuổi thì việc học cách quản lý lại càng thể hiện sự quan trọng của mình, bạn vừa đảm bảo thu nhập vừa có thêm nhiều hướng đi công việc.

Hãy học hỏi để nâng trình độ, đây chính là sự khác biệt tạo nên những nhân viên bán hàng thành công so với nhóm còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...