41,5 triệu cổ phiếu CEE sẽ bị huỷ niêm yết vào 22/7

Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo hủy niêm yết cổ phiếu CEE của Công ty CP Xây dựng Hạ tầng CII. Số lượng hủy niêm yết là 41,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị chứng khoán hủy niêm yết đạt 415 tỉ đồng. Ngày hủy niêm yết vào 22.7, giao dịch cuối cùng vào 21.7.
41,5 triệu cổ phiếu CEE sẽ bị huỷ niêm yết vào 22/7

Lý do hủy niêm yết là CEE hủy tư cách công ty đại chúng, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020. Việc hủy tư cách công ty đại chúng đã được cổ đông CEE thông qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tổ chức vào ngày 26/4. 

CEE tiền thân là Công ty Đầu tư và Kinh doanh Công trình Giao thông 565, được thành lập vào năm 2000. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông, nước, công nghiệp, dân dụng.

Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm như Cầu Sông Lũy tại Bình Thuận, Cầu Phú Bình tại Bình Dương, Cầu Cựa Gà tại Cà Mau, Cầu Sài Gòn 2, các gói thầu của giai đoạn 1 dự án Cấp nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi (TP.HCM), dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2 (TP.HCM). 

Về cơ cấu cổ đông, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) là công ty mẹ sở hữu 80% vốn điều lệ tại CEE. CEE cũng là công ty mẹ của Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi với tỉ lệ sở hữu 100%.

Lũy kế cả năm 2021, CII ghi nhận doanh thu hơn 605 tỉ đồng, giảm 27% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế lẹt đẹt 3,16 tỉ đồng, đi lùi tới 89%. Như vậy trong năm vừa qua, công ty chỉ hoàn thành 51% và 4,6% mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của CEE đạt gần 2.140 tỉ đồng, tăng 31,85% so với thời điểm đầu năm. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 1.500 tỉ đồng, tăng 69,1%, với riêng Công ty CII gần 865 tỉ đồng. Đây là khoản phải thu theo hợp đồng hợp tác đầu tư tháng 10/2016 nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực tài chính với lãi suất 10%/năm.

Về cơ cấu nợ, nợ phải trả gần 1.706 tỉ đồng, tăng 43,24% so với thời điểm đầu năm và chiếm 79,72% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 1.016 tỉ đồng, gấp hơn 3 lần so với hơn 332 tỉ đồng hồi đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 8,5% xuống còn hơn 214 tỉ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 23/6, mã chứng khoán CEE giao dịch ở mức 12.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cũng rất thấp, chỉ loanh quanh vài nghìn đơn vị/phiên.

Xem thêm

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 7 dự án trọng điểm

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 7 dự án trọng điểm

Định hướng đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á với 3 trung tâm chức năng chính gồm Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, Trung tâm đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp và Trung tâm tài chính khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...