5 huyện tại TP.HCM "muốn lên thành phố"

5 huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ đều chọn mục tiêu thành mô hình thành phố trực thuộc TP.HCM…
5 huyện tại TP.HCM "muốn lên thành phố"

UBND TP.HCM vừa có báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP. HCM giai đoạn 2021 – 2030.

Tại báo cáo, UBND TP.HCM đánh giá, mô hình chuyển đổi lên đơn vị hành chính quận đối với 5 huyện là rất khó đạt được giai đoạn từ nay đến năm 2030 do quy định bắt buộc các huyện phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt.

Đồng thời, phải có đủ 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Hơn nữa, hầu hết các địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh đang còn diện tích đất nông nghiệp khá nhiều.

Vì vậy, mô hình thành phố thuộc TP.HCM là phương án được lựa chọn của cả 5 huyện. Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu chuyển các đơn vị hành chính huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị, nhưng vẫn giữ lại một số khu vực nông nghiệp ngoại thành của đơn vị hành chính mới trực thuộc.

Huyện Bình Chánh đang phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III và làm thủ tục đề nghị công nhận thành phố thuộc TP.HCM vào năm 2025. Đối với một số huyện còn thiếu tiêu chí dài hạn, các đơn vị lập đề án đề xuất có thể tính đến phương án về khả năng sáp nhập các huyện liền kề có tiêu chí chưa đạt để bổ trợ hoàn thiện lẫn nhau.

5 huyện
Một góc huyện Cần Giờ, TP.HCM

Theo ước tính của TP.HCM, nhu cầu tổng vốn đầu tư cho 5 huyện giai đoạn 2021 - 2030 rất lớn, khoảng 242.000 tỷ đồng. Song, qua kết quả phân tích của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cơ hội thu lại giá trị gia tăng từ đất nếu khai thác tốt, theo ước tính có thể đạt khoảng 528.000 tỷ đồng trên địa bàn 5 huyện trong 10 năm tới.

Cho nên, để đảm bảo tiến độ và tính khả thi trong huy động nguồn vốn đầu tư, triển khai đồng loạt các dự án, đề án với tổng vốn có quy mô lớn, TP.HCM cần ưu tiên đầu tư các dự án, đề án mang tính động lực trước, làm đòn bẩy để phát triển lan tỏa ra các khu vực khác trên địa bàn 5 huyện ngoại.

Cùng với đó, vận dụng cơ chế chính sách khai thác tối đa giá trị gia tăng từ đất trong quá trình đầu tư, phát triển trên địa bàn các huyện, thông qua phương thức điều tiết và nguồn thuế, phí và mô hình điều tiết phù hợp.

Trước đó, ngày 15/5/2023, UBND TP.HCM có tờ trình về dự thảo đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 – 2023 báo cáo Ban cán sự đảng UBND TP.HCM. Sau đó, Ban cán sự đảng UBND TP.HCM đã có tờ trình báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về đề án này.

Về phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2023 - 2025, UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, 5 huyện có liên quan đẩy nhanh hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM của UBND 5 huyện.

Đồng thời, trình Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thẩm định và nghiệm thu 3 đề án nhánh còn lại. Sau đó, TP.HCM tổ chức triển khai thực hiện đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030.

Xem thêm

Lượng căn hộ mở bán tại TP.HCM giảm hơn 90%

Lượng căn hộ mở bán tại TP.HCM giảm hơn 90%

Với chỉ 970 căn hộ mới được mở bán, quý 2/2023 trở thành quý có lượng căn hộ mở bán thấp nhất kể từ năm 2019, giảm 41% so với quý trước đó và giảm đến 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung mới khan hiếm phần lớn do sự trì trệ trong quá trình hoàn thiện pháp lý và thủ tục triển khai mở bán dự án.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…