5 năm tới, Ninh Thuận dành hơn 9.800 tỷ đồng phát triển nhà ở

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành chương trình phát triển nhà ở của địa phương giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030; đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nhà ở cho những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đối tượng chính sách.
5 năm tới, Ninh Thuận dành hơn 9.800 tỷ đồng phát triển nhà ở

Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, Ninh Thuận dự kiến tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình phát triển nhà ở hơn 9.878 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn Trung ương trên 124,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 37,8 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội khoảng 210,8 tỷ đồng và nguồn vốn từ các tổ chức, thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và vốn vay ngân hàng trên 9.505 tỷ đồng.

Ninh Thuận đặt chỉ tiêu đến năm 2025 thực hiện hỗ trợ xây dựng 1.118 căn nhà ở cho người có công với cách mạng với diện tích 50.292 m2; xây 7.268 căn nhà ở cho hộ nghèo tổng với diện tích 327.060 m2; 770 căn nhà ở cho công nhân với diện tích 36.960 m2 và 2.364 căn nhà ở xã hội tương ứng với diện tích khoảng 118.190 m2 nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự do và người thu nhập thấp.

Cùng đó, tỉnh tập trung xây dựng 18.827 căn nhà ở riêng lẻ với tổng diện tích khoảng 2.214.271 m2; xây dựng 1.964 căn nhà ở thương mại với tổng diện tích khoảng 235.668 m2 và 236 căn nhà công vụ với diện tích khoảng 9.440 m2 nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng cư dân khác nhau.

Dựa trên nhu cầu về nhà ở, Ninh Thuận đặt mục tiêu chung đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 25m2 sàn/người, tăng tỷ lệ nhà kiên cố lên khoảng 62%, nhà ở bán kiên cố đạt khoảng 37,2%, nhà ở đơn sơ giảm còn 0,8%.

Trong giai đoạn này, tỉnh phấn đấu hoàn thành thực hiện các chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo và người có công với cách mạng về nhà ở theo chương trình của Chính phủ ban hành. Đến năm 2030, Ninh Thuận phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh khoảng 30 m2 sàn/người; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố lên 71%, nhà ở bán kiến cố chiếm khoảng 28,6%, nhà ở đơn sơ giảm còn 0,4%.

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn liền với phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới.

Để thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển, Ninh Thuận có cơ chế, chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Ninh Thuận tập trung vào các giải pháp như: tạo quỹ đất, triển khai đồ án quy hoạch, kiến trúc, quản lý đầu tư xây dựng; đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư từ Trung ương, địa phương, lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới; kết hợp nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm để hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, người nghèo và đối tượng chính sách khác.

Ngoài ra, tỉnh này cũng khuyến khích, tạo kiều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.

Hiện Ninh Thuận đang kêu gọi đầu tư tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm về nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trong các khu quy hoạch khu dân cư, khu đô thị mới. Cùng đó, tỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị, khu dân cư và tuyến đường phố chính trên địa bàn để tăng quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở cho người dân.

Được biết, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà cho 1.096 hộ gia đình có công với cách mạng với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ gần 30 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 1.189 hộ nghèo.

Bên cạnh đó, để giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân, lao động tự do, người thu nhập thấp khu vực đô thị, tỉnh đẩy mạnh đầu tư các dự án nhà ở xã hội, chung cư. Đến nay, tỉnh có 10 chung cư; trong đó có 3 nhà ở xã hội với 1.896 căn hộ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhiều đối tượng cư dân khác nhau.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…