ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm nay

Trong báo cáo công bố sáng 3/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 6,7% năm 2020.
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm nay

Ngoài ra, ADB cũng đưa ra dự báo lạm phát ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 3,8% trong năm 2020.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, nhận định nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức cao trong năm 2018, do xuất khẩu và nhu cầu nội đia gia tăng mạnh mẽ. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều khả năng được giữ vững trong thời gian tới với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp chế biền chế tạo định hưởng xuất khẩu, đầu tư trưc tiềp nước ngoài và cầu nội địa được duy trì.

Đà tăng trưởng sẽ được hỗ trợ bởi việc cải cách liên tục nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích đầu tư tư nhân. Việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm ngoái, khả năng phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) cùng với việc thực hiện các FTA hiện hành sẽ tăng tốc cải tổ, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại.

ADB dự báo lạm phát trung bình của Việt Nam sẽ ở mức 3,5% năm nay. Tốc độ này sẽ lên 3,8% năm tới. Nguyên nhân là nhu cầu nội địa vẫn ổn định, lương tối thiểu và một số chi phí quản lý được dự báo tăng. Nhu cầu thương mại toàn cầu yếu đi và sự giảm tốc của một số nền kinh tế phát triển sẽ khiến thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam co lại, còn 2,5% năm nay và 2% năm 2020.

Báo cáo của ADB nhận định rủi ro bên ngoài chính với Việt Nam là sự giảm tốc nhanh hơn dự báo của các nền kinh tế lớn, trong đó có Liên minh châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Đây đều là các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam.

Dù Việt Nam có thể hưởng lợi từ chuyển hướng thương mại và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài, ADB cho rằng các lợi ích này sẽ không thể hiện ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ năng suất lao động đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Các rủi ro nội địa cũng sẽ thành hiện thực nếu quá trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước chậm lại.

Nhận định về các thách thức chính sách của Việt Nam, ADB cho rằng quá trình hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu được thúc đẩy chủ yếu bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Việc này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn. ADB khuyến nghị Việt Nam có các chính sách cải thiện khả năng tiếp cận tài chính và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, để nhóm này áp dụng tốt hơn công nghệ mới và đạt giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Về tác động của việc Việt Nam gần đây liên tiếp tăng giá điện và xăng, ông Sigwik cho rằng với tình hình kinh tế hiện tại, việc tăng là "cần thiết và tích cực". "Đây là các chi phí được điều chỉnh thường xuyên để giảm áp lực ngân sách. Nếu người tiêu dùng và doanh nghiệp không trả, chính phủ sẽ phải trả chi phí này. Quan trọng là phải xác định thời điểm tăng", ông cho biết. Ông cũng khẳng định việc này sẽ có tác động đến lạm phát, tuy không lớn nhưng ADB vẫn sẽ theo dõi sát sao để đánh giá ảnh hưởng liên quan.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…