Apple phải bồi thường 31 triệu USD cho Qualcomm

Tòa án liên bang Mỹ mới đây đã ra phán quyết buộc Apple phải trả cho Qualcomm 31 triệu USD do vi phạm bản quyền ba bằng sáng chế công nghệ thuộc sở hữu của hãng sản xuất chip.
Apple phải bồi thường 31 triệu USD cho Qualcomm

Ngày 15/3, nhà sản xuất chip di động Qualcomm đã giành chiến thắng pháp lý lớn trước Apple, khi bồi thẩm đoàn tại tòa án liên bang Mỹ ở San Diego phạt nhà sản xuất iPhone bồi thường cho Qualcomm khoảng 31 triệu USD vì vi phạm ba bằng sáng chế công nghệ thuộc sở hữu của hãng sản xuất chip.

Năm ngoái, Qualcomm đã kiện Apple với cáo buộc vi phạm các bằng sáng chế công nghệ liên quan đến việc giúp điện thoại di động có thời lượng pin tốt hơn. Theo đó, Qualcomm đã từng đề nghị tòa án ở San Diego (Mỹ) ra phán quyết buộc Apple phải trả 31 triệu USD tiền bồi thường cho các vi phạm bằng sáng chế, được cho là tương đương với 1,40 USD cho mỗi chiếc iPhone vi phạm.

Theo thông tin đăng tải trên trang công nghệ CNET, 1,40 USD cho mỗi iPhone và tổng thiệt hại 31 triệu USD cho thấy có 22 triệu iPhone đang vi phạm công nghệ của Qualcomm.

Qualcomm đã đưa ra con số trên với sự giúp đỡ của nhà kinh tế Patrick Kennedy, người đã đứng ra làm nhân chứng chuyên gia cho Qualcomm tại tòa án ở San Diego. Ông Kennedy đã tính toán con số dựa trên số iPhone được bán từ tháng 7/2017 trên các chip đã sử dụng của Intel. Apple bắt đầu sử dụng hỗn hợp chip của cả Intel và Qualcomm trong iPhone 7 và sau đó chuyển sang tất cả các chip Intel do những rắc rối pháp lý với Qualcomm.

Án phạt 31 triệu USD chỉ là một khoản tiền phạt nhỏ đối với Apple, công ty có giá trị thứ hai trên thị trường chứng khoán Mỹ sau Microsoft, với giá trị thị trường là 866 tỷ USD và doanh thu hàng năm, có tổng trị giá hàng trăm tỷ USD.

Việc thiết lập tỷ lệ tiền bản quyền trên mỗi điện thoại cho công nghệ của Qualcomm mang lại cho nhà cung cấp chip một cuộc tấn công mới trong cuộc chiến pháp lý kéo dài hai năm với Apple. Còn Apple cho biết họ thất vọng với kết quả này và cho biết sẽ kháng cáo.

Apple và Qualcomm đã khiếu kiện lẫn nhau kể từ tháng 1/2017, khi Apple kiện đòi Qualcomm trả 1 tỷ USD phí bản quyền chưa thanh toán. Qualcomm phản đối, và kể từ đó, hai công ty đã kéo nhau vào chuỗi các vụ kiện tụng lẫn nhau. Hai trong số các vụ kiện của Qualcomm đã dẫn đến các lệnh cấm bán một số mẫu iPhone ở Đức và Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…